Hệ thống giao thông cụm công nghiệp Từ Liêm:
Hệ thống giao thông cụm công nghiệp Từ Liêm:
Nguồn nhân lực: Về lực lượng lao động, Hà Nội có hơn 8 triệu người trong đó dân số ở độ tuổi lao động chiếm 60%. Tại khu vực thành thị là hơn 3 triệu người; khu vực nông thôn là khoảng 1,5 triệu người. Bên cạnh đó, tỷ lệ lao động đang làm việc qua đào tạo của Hà Nội ước tính đạt 70%.
Quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội
BNEWS Ban Quản lý đầu tư xây dựng quận Bắc Từ Liêm cho biết, số dự án đã được cấp phép đầu tư vào cụm công nghiệp là 86, đạt tỷ lệ lấp đầy là 100%.
Ngày 5/3, ông Đàm Tiến Thắng, Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội cùng đoàn đi kiểm tra sản xuất kinh doanh đầu năm 2021 và phòng, chống dịch COVID-19 của các doanh nghiệp trong cụm công nghiệp Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội.
Tại buổi làm việc, Ban Quản lý đầu tư xây dựng quận Bắc Từ Liêm cho biết, số dự án đã được cấp phép đầu tư vào cụm công nghiệp là 86, đạt tỷ lệ lấp đầy là 100%, tuy nhiên có 120 doanh nghiệp đang hoạt động trong cụm công nghiệp.
Loại hình sản xuất được thu hút đầu tư vào cụm công nghiệp là vừa và nhỏ gồm các lĩnh vực cơ khí, cơ khí nhựa, in ấn bao bì, sản xuất đồ gia dụng, dệt may, thực phẩm, thương mại…
Ông Nguyễn Minh An, Phó Giám đốc Ban quản lý đầu tư xây dựng quận Bắc Từ Liêm cho hay, năm 2021 được đánh giá là một năm khó khăn đối với các doanh nghiệp trong cụm công nghiệp.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp tại cụm công nghiệp cũng đã năng động, đổi mới thích ứng với điều kiện mới.
Với tinh thần “khó khăn gấp hai thì phải nỗ lực, cố gắng gấp ba”, quyết tâm thực hiện “mục tiêu kép”…, các doanh nghiệp đã thực hiện nhiều giải pháp để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh như: chuyển hướng kinh doanh, đẩy mạnh hoạt động thương mại điện tử, chuyển đổi sản phẩm dịch vụ chủ lực, tích cực tìm kiếm thị trường cho các sản phẩm mới.
Do vậy, tình hình sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp vẫn duy trì tương đối ổn định, người lao động được trả lương đầy đủ và đúng hạn, không có tình trạng người lao động bị cắt giảm lương, nghỉ không hưởng lương theo tinh thần “không có ai bị bỏ lại phía sau”.
Về phòng, chống dịch, cùng với việc thực hiện tốt thông điệp 5K của Bộ Y tế, có những doanh nghiệp đã thành lập Ban chỉ đạo phòng chống dịch tại Công ty, xây dựng kế hoạch phòng chống dịch COVID-19 trên cơ sở đánh giá nguy cơ lây nhiễm đối với cơ sở sản xuất.
Ông Hà Quyết Thắng, Giám đốc Công ty TNHH sản xuất và dịch vụ thương mại Kim Long cho biết, là công ty vừa và nhỏ hoạt động trong lĩnh vực sản xuất cơ khí, dịch COVID-19 đã ảnh hưởng khá nhiều đến hoạt động của Công ty, lượng đơn hàng sụt giảm rõ rệt.
Thế nhưng, do doanh nghiệp có quy mô sản xuất nhỏ nên việc xoay xở, thích ứng trong hoàn cảnh mới cũng khá nhanh.
Vì vậy, Công ty vẫn đảm bảo việc làm cho người lao động với mức thu nhập không giảm dù doanh thu của doanh nghiệp giảm từ 15- 20%. Đến thời điểm hiện tại, hoạt động của doanh nghiệp đã trở lại bình thường.
Đối với các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh nước giải khát chịu tác động nặng nề của dịch COVID-19, sản lượng sụt giảm nghiêm trọng, kinh doanh không có lãi, thậm chí là âm.
Là doanh nghiệp làm trong lĩnh vực thiết kế, chế tạo, chuyển giao công nghệ cho các nhà máy bia, rượu, nước giải khát, ông Đinh Văn Thành- Tổng Giám đốc Công ty Cơ nhiệt Điện lạnh Bách khoa (Polyco) cho hay, năm 2020 doanh nghiệp bị ảnh hưởng nhiều từ dịch COVID-19 do tình hình sản xuất của các nhà máy đang sụt giảm dẫn đến các dự án của doanh nghiệp cũng giảm theo.
Dù vậy, doanh nghiệp vẫn cố gắng duy trì quân số lao động- nhân tố con người là hết sức quan trọng vì công ty hoạt động trong lĩnh vực thiết bị công nghệ.
Cùng với việc cải tiến quy trình sản xuất, doanh nghiệp còn nâng cao an toàn lao động để đáp ứng các điều kiện xuất khẩu, nắm bắt cơ hội thị trường khi dịch bệnh qua đi. Đây cũng là điều kiện và cơ hội mở ra cho đơn vị trong năm 2021.
Tại buổi làm việc, các doanh nghiệp cũng đề xuất Sở Công Thương Hà Nội phối hợp với các sở, ban ngành và có kiến nghị lên thành phố Hà Nội để có các biện pháp, chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp về tài chính như: Đề xuất các ngân hàng, tổ chức tín dụng giảm lãi suất, kéo dài thời hạn cho vay; giãn thời gian nộp, miễn giảm một số loại thuế, bảo hiểm xã hội, không tính lãi đối với các khoản thuế và bảo hiểm nộp chậm trong quý I và II/2021 đối với doanh nghiệp.
Sau khi đi kiểm tra tình hình sản xuất cũng như thực hiện phòng chống dịch COVD-19 của các doanh nghiệp, ông Đàm Tiến Thắng, Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội nhấn mạnh, Sở Công Thương Hà Nội luôn có sự kết nối chặt chẽ với các doanh nghiệp, do đó đã nắm bắt và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp vượt qua khó khăn.
Tuy nhiên, do dịch COVID-19 bùng phát trên toàn cầu nên các doanh nghiệp phải đối mặt với các khó khăn mới như: giá nguyên liệu tăng cao, có loại tăng đến 30%, chi phí logistics tăng đến 3 – 4 lần.
Để giúp các doanh nghiệp phát triển, theo ông Đàm Tiến Thắng, Sở Công Thương Hà Nội sẽ kiến nghị UBND thành phố Hà Nội cần hỗ trợ về mặt đất đai để doanh nghiệp ổn định đầu tư sản xuất cũng như thủ tục hành chính, đào tạo nhân lực xúc tiến thương mại, tiêu thụ sản phẩm, khơi thông hàng hóa và các vấn đề về thông quan, vận chuyển…/.
Bất cập trong xử lý vi phạm trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn Hà Nội như một vấn nạn xã hội, trong đó “nhiều con voi chui lọt lỗ kim” đã và đang gây bức xúc, nhức nhối trong dư luận. Điển hình, tại Cụm Công nghiệp tập trung Từ Liêm xảy ra nhiều tồn tại về lách luật cải tạo nhà xưởng, chuyển đổi công năng… dẫn đến vi phạm trật tự xây dựng nhưng các cấp chính quyền xử lý chậm trễ, thiếu quyết liệt, không dứt điểm, thậm chí còn có dấu hiệu bao che, “chống lưng” cho sai phạm.
Được biết, Cụm Công nghiệp Từ Liêm rộng hơn 71 ha, thuộc địa bàn phường Minh Khai (Bắc Từ Liêm) và phường Phương Canh (Nam Từ Liêm). Cụm Công nghiệp Từ Liêm được triển khai xây dựng với 2 giai đoạn (giai đoạn I bắt đầu từ năm 2000, giai đoạn II bắt đầu từ năm 2004) theo Bản đồ quy hoạch sử dụng đất đai, quy hoạch chi tiết Cụm Công nghiệp tập trung vừa và nhỏ huyện Từ Liêm, tỷ lệ 1/500 được Kiến trúc sư trưởng Thành phố chấp thuận 15/10/2001 và Quy hoạch chi tiết (tỷ lệ 1/500) Cụm Công nghiệp tập trung vừa và nhỏ huyện Từ Liêm (phần mở rộng) được UBND Thành phố phê duyệt tại Quyết định số 159/2004/QĐ-UB ngày 19/10/2004.
Tại mục 5, Điều 1 Quyết định số 159/2004/QĐ-UB quy định rất rõ về nội dung quy hoạch sử dụng đất như: khu đất xây dựng xí nghiệp công nghiệp có tổng diện tích 236.629m2 được phân bố trong 8 ô đất, ký hiệu A2.CN1- A2.CN8; khu đất xây dựng công trình công cộng dịch vụ có tổng diện tích 13.834 m2, gồm 2 ô đất A2.CC1 và A2.CC2; khu đất cây xanh có diện tích 100.334 m2, gồm 6 ô đất; đất xây dựng công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật có diện tích 8.183m2, gồm ô đất A2.KT1 bố trí trạm nước thải khu vực và ô đất A2.KT2 bố trí trạm biến thế 110KV/22KV; đất giao thông của cụm công nghiệp trong khu vực quy hoạch có diện tích 99.382m2.
Đối với việc xây dựng các công trình phục vụ xí nghiệp công nghiệp được phê duyệt theo mật độ 60%, số tầng 1,5, hệ số sử dụng đất 0,9%; công trình công cộng dịch vụ được xây dựng khu trưng bày sản phẩm xây dựng mật độ 40%, 3 tầng, hệ số sử dụng đất 1,2%; công trình công cộng dịch vụ xây dựng mật độ 30%, số tầng 1, hệ số sử đụng đất 0,3%; đất cây xanh được xây dựng theo mật độ 15%, số tầng 1, hệ số sử dụng đất 0,15 lần.
Chỉ giới xây dựng cách các tuyến đường đô thị và đường quốc lộ là 10m; chỉ giới xây dựng cách các tuyến đường cụm công nghiệp là 6m; chỉ giới xây dựng đáp ứng nhu cầu phòng hoả: giữa tường của hai xí nghiệp công nghiệp giáp cạnh nhau là 6m.
Thời điểm đó, ông Nguyễn Quốc Triệu - Chủ tịch UBND TP. Hà Nội ký quyết định và giao Chủ tịch UBND huyện Từ Liêm (nay là Chủ tịch UBND quận Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm) chịu trách nhiệm tổ chức kiểm tra, quản lý, giám sát, xây dựng theo quy hoạch và xử lý các trường hợp xây dựng sai quy hoạch theo thẩm quyền và qui định của pháp luật.
Thời điểm hiện nay, theo Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050; Quy hoạch phân khu đô thị GS, tỷ lệ 1/5000 đã được UBND Thành phố phê duyệt tại Quyết định số 3976/QĐ-UBND ngày 13/8/2015; Quy hoạch phát triển cụm công nghiệp thành phố Hà Nội đến năm 2020, có xét đến năm 2030 đã được UBND Thành phố phê duyệt tại Quyết định số 1292/QĐ-UBND ngày 14/3/2018, Cụm Công nghiệp Từ Liêm được quy hoạch là Công viên quảng trường trung tâm và Công viên văn hóa - lịch sử, thuộc danh mục các cụm công nghiệp được giữ nguyên hiện trạng để thực hiện theo quy hoạch. Do vậy, doanh nghiệp đầu tư mở rộng cơ sở sản xuất là không được thực hiện.
Đến nay, Cụm Công nghiệp Từ Liêm có 86 doanh nghiệp được UBND thành phố Hà Nội có quyết định giao đất để đầu tư sản xuất kinh doanh, thực tế hiện nay có 162 doanh nghiệp đang hoạt động, các doanh nghiệp đã xây dựng và đưa vào sử dụng ổn định trong các lĩnh vực cơ khí, cơ khí nhựa, in ấn bao bì, sản xuất đồ gia dụng, dệt may, thực phẩm, thương mại…
Tuy nhiên, thời gian gần đây nhiều doanh nghiệp đã tự ý cải tạo, sửa chữa, mở rộng quy mô để chuyển đổi công năng làm gara ôtô, salo ôtô, cơ sở giáo dục không đúng theo quy hoạch xây dựng được phê duyệt. Nhiều diện tích đất cây xanh, đất công cộng dịch vụ, đất giao thông… bị buông lỏng quản lý biến thành đất cho thuê có thu tiền và sử dụng sai mục đích. Theo ghi nhận, có đến 5 nhà xưởng đã trở thành gara chuyên sửa chữa ôtô. Không chỉ vậy, mặc dù hệ số xây dựng quy định rất rõ nhưng “không hiểu vì sao” một số tòa nhà văn phòng cao tầng vẫn “chui lọt” được xây dựng tại đây, điển hình như tòa nhà của Tập đoàn Sơn Hà, trụ sở của Công ty TNHH TM Dược phẩm Đông Á, Inox Hoàng Vũ...
Mặc dù chỉ giới xây dựng cách các tuyến đường đô thị và đường quốc lộ là 10m, nhưng hiện nay các doanh nghiệp tiếp giáp với đường đô thị, đường quốc lộ đều tận dụng phần đất lưu không này để xây dựng nhà xưởng, văn phòng để làm mặt bằng kinh doanh hoặc cho thuê. Điển hình như các doanh nghiệp trong khu công nghiệp tiếp giáp đường Trịnh Văn Bô đều biến thành gara sửa chữa ôtô, như Vin Thăng, Kính mắt Quang Nhãn, gara Á Châu…
Không dừng lại ở đó, chỉ giới xây dựng cách các tuyến đường cụm công nghiệp là 6m; chỉ giới xây dựng giữa tường của hai xí nghiệp công nghiệp giáp cạnh nhau là 6m, thế nhưng chỉ giới này chỉ nằm trên giấy. Theo khảo sát thì các doanh nghiệp trong cụm công nghiệp đều tận dụng triệt để phần đất lưu không này thành nhà xưởng, bất chấp quy định của pháp luật. Đặc biệt, lô đất A2 - CN9 do Công ty bánh kẹo Richy mua lại được cải tạo thành kho xưởng với việc hành lang đang được chủ đầu tư tự ý cơi nới lần chiếm phần diện tích phòng hỏa. Hay tại lô đất số 01 – CN8 của Công ty Trúc Lâm được đơn vị cải tạo xây dựng thành một khối nhà 4 tầng, có dấu hiệu vượt mật độ xây dựng quy định, một phần diện tích đang được cho Công ty TNHH Dịch vụ kho vận SEC sử dụng. Công trình của Công ty TNHH Hoàng Vũ tại tại Lô 01-CN3, Cụm công nghiệp Từ Liêm được xây dựng và hoàn thiện đưa vào sử dụng 5 tầng 1 tum, 1 hầm so với hiện trạng trước khi cải tạo là 5 tầng, 1 tum.
Đi sâu tìm hiểu, nhiều lô đất tại Cụm Công nghiệp Từ Liêm đang được băm nát cho thuê sử dụng sai mục đích làm gara ôtô, showroom ôtô, sân chơi cầu lông, kho hàng trung chuyển của các hãng DHL, Viettel… Đơn cử như lô đất nằm sát nghĩa trang Hòe Thị tiếp giáp với đường CN9 – CN2 đang được cho thuê làm kho hàng trung chuyển Viettel. Hay tại, Công ty nhựa Hưng Thuận tại địa chỉ CN8 đang được doanh nghiệp này cho Trường Cao đẳng ngoại ngữ và công nghệ Hà Nội làm cơ sở đào tạo sinh viên.
Trao đổi với phóng viên liên quan đến công tác quản lý đất đai,xây dựng, môi trường tại Cụm Công nghiệp Từ Liêm, đại diện Ban quản lý Cụm Công nghiệp Từ Liêm cho biết: “Khi phát hiện sai phạm, BQL Cụm Công nghiệp làm báo cáo gửi lên UBND quận và yêu cầu chính quyền địa phương, thanh tra xây dựng phường phối hợp xử lý. Tất cả biên bản làm việc, quyết định xử phạt hành chính bên đó lưu giữ hết, nếu muốn tìm hiểu thì sang UBND phường Minh Khai”.
“Đối với công trình xây dựng của Richy đang xây dựng vi phạm hành lang phòng hỏa; công trình của Công ty Trúc Lâm xây dựng vượt mật độ gấp đôi và nhiều công trình vi phạm khác. Nhiều khi doanh nghiệp không coi Ban quản lý Cụm Công nghiệp ra gì…(!?) Doanh nghiệp họ xây dựng nhiều khi không báo cáo Ban quản lý Cụm Công nghiệp mà lên gặp trực tiếp lãnh đạo quận và các phòng ban rồi về cứ thế là xây vi phạm” - Cán bộ Ban quản lý chia sẻ.
Liên quan đến những tồn tại ở Cụm Công nghiệp Từ Liêm, ông Bùi Vũ Hiệp - Phó Giám đốc Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng quận Bắc Từ Liêm, phụ trách Cụm Công nghiệp Từ Liêm cho rằng, về vi phạm trật tự xây dựng, vi phạm quy hoạch trong khu công nghiệp, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng quận Bắc Từ Liêm không phụ trách. Nếu các doanh nghiệp vi phạm, xử lý ra sao là trách nhiệm của UBND phường. Ban được giao để cung cấp các dịch vụ hạ tầng kỹ thuật, như vệ sinh môi trường, xử lý nước thải, chiếu sáng…
Trước đó, tại kết luận thanh tra công tác quản lý quy hoạch, đất đai, trật tự xây dựng, bảo vệ môi trường tại Cụm công nghiệp Từ Liêm, cơ quan thanh tra đã chỉ ra nhiều sai phạm liên quan đến quản lý, sử dụng đất, trật tự xây dựng, và quản lý bảo vệ môi trường.
Ngày 6/2/2024, UBND TP Hà Nội đã có văn bản yêu cầu rà soát, chỉ rõ trách nhiệm của các nhân để xảy ra vi phạm. Trong thời gian dài, Cụm Công nghiệp Từ Liêm để xảy ra các vi phạm về trật tự xây dựng nhưng không kịp thời phát hiện, báo cáo, xử lý... Trách nhiệm này thuộc về ông Phạm Viết Tý, nguyên cán bộ Ban quản lý Dự án Cụm Công nghiệp tập trung vừa và nhỏ huyện Từ Liêm và ông Nguyễn Công Bích, nguyên Giám đốc Ban quản lý Dự án cụm công nghiệp Từ Liêm.
Liên quan đến công tác quản lý nhà nước về đất đai, ông Nguyễn Công Bích, nguyên Giám đốc Ban quản lý Dự án Cụm Công nghiệp tập trung vừa và nhỏ huyện Từ Liêm, nguyên Giám đốc Trung tâm phát triển Cụm công nghiệp quận Bắc Từ Liêm và ông Đỗ Việt Thắng, nguyên Giám đốc Trung tâm phát triển Cụm công nghiệp quận Bắc Từ Liêm chịu trách nhiệm khi ký một số hợp đồng cho thuê kho bãi tại một số ô đất quy hoạch cây xanh và công cộng (tổng diện tích khoảng 4.000m², số tiền thu được là 1.9 tỷ đồng) không đúng thẩm quyền…
Đối với các vụ việc phát sinh mới nêu trên, đâu là tính thượng tôn pháp luật trong việc xử lý công trình vi phạm trật tự xây dựng tại Cụm Công nghiệp Từ Liêm? Ai phải phải trách nhiệm trong các vụ việc này? Động cơ nào khiến chính quyền địa phương, các cơ quan chức năng để vi phạm trật tự xây dựng kéo dài? Giải pháp nào để kiên quyết chấn chỉnh, lập lại kỷ luật, kỷ cương trong việc quản lý trật tự xây dựng, xử lý, khắc phục hậu quả?
Câu trả lời này xin được dành cho Thành ủy, UBND Thành phố Hà Nội làm rõ, xử lý nghiêm theo đúng tinh thần của các Chỉ thị, Nghị quyết của Thành ủy, HĐND, UBND Thành phố Hà Nội về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác bảo đảm trật tự và văn minh đô thị trên địa bàn Thủ đô đã chỉ đạo xuyên suốt nhiều năm qua. Trong đó đặc biệt lưu ý đến việc đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra công vụ, kịp thời xem xét kỷ luật cán bộ để xảy ra sai phạm, nhất là liên quan đến vi phạm trật tự xây dựng, gây bức xúc trong nhân dân.
Lô số 2 CN1, Cụm công nghiệp vừa và nhỏ Từ Liêm, Phường Minh Khai, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội