Không những sở hữu khối tài sản khổng lồ, những doanh nhân nổi tiếng này còn ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam một cách sâu sắc. Kể cả trong kinh doanh, bán hàng hay những kiến thức đời sống, họ đều là những người có kiến thức sâu rộng góp sức vào sự phát triển của đất nước. Bài viết này, Phần mềm bán hàng đa kênh Nhanh.vn sẽ cung cấp những tin tức về những chân dung nhân vật nổi tiếng, thành đạt trên mọi lĩnh vực ở Việt Nam hiện nay.
Không những sở hữu khối tài sản khổng lồ, những doanh nhân nổi tiếng này còn ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam một cách sâu sắc. Kể cả trong kinh doanh, bán hàng hay những kiến thức đời sống, họ đều là những người có kiến thức sâu rộng góp sức vào sự phát triển của đất nước. Bài viết này, Phần mềm bán hàng đa kênh Nhanh.vn sẽ cung cấp những tin tức về những chân dung nhân vật nổi tiếng, thành đạt trên mọi lĩnh vực ở Việt Nam hiện nay.
Ở bài viết trước chúng tôi đã nêu ra một số lý do tại sao người Việt lại kinh doanh tại Lào. Vậy bạn có thắc mắc người Việt kinh doanh gì tại Lào hay không?.
Theo tổng lãnh sự quán Lào tại TPHCM, người dân Việt Nam đã hoạt động kinh doanh đầu tư tại Lào trên nhiều lĩnh vực khác nhau từ nông nghiệp, năng lượng, phân phối các mặt hàng thiết yếu, các ngành dịch vụ như du lịch, khách sạn,…
Đối với ngành dịch vụ, đây là một ngành kinh doanh được người dân Việt Nam chú trọng đầu tư và là một lựa chọn khá thông minh khi quyết định lựa chọn kinh doanh tại Lào. Vì nhu cầu đời sống con người không ngừng tăng lên vì thế sự ra đời của các dịch vụ sẽ giúp cho cuộc sống của mọi người tốt hơn. Chẳng hạn như kinh doanh du lịch, nhà hàng khách sạn, dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, truyền thông…
Hay phân phối các mặt hàng thiết yếu, kinh doanh bán lẻ cũng là một lĩnh vực được nhiều người dân Việt Nam kinh doanh với mong muốn đưa các sản phẩm của Việt Nam ra nước ngoài đến tay người tiêu dùng cuối cùng. Người dân Việt Nam không chỉ buôn bán những mặt hàng của Lào mà còn cả Việt Nam như quần áo, mỹ phẩm, đồ nội thất, đồ gia dụng, cửa hàng tạp hoá, vật liệu xây dựng, rau củ quả, phân bón, phụ tùng ô tô xe máy, giấy và các sản phẩm từ giấy…
Việc kinh doanh tạp hoá, hàng bán lẻ là lựa chọn hàng đầu khi người Việt muốn kinh doanh tại Lào. Theo như chia sẻ của chị Lê Thị Thanh Thuý, quê ở Quảng Trị – kinh doanh nước giải khát tại Salavan và anh Nguyễn Văn Sãi, quê ở Huế – kinh doanh trái cây tại Savannakhet “Hầu hết người dân Việt Nam kinh doanh tại Lào đều làm ăn được, tuy khó khăn nhưng tại Lào người Việt dễ kinh doanh và kiếm sống hơn
Hoặc ngành nông nghiệp, tại Lào có rất nhiều cơ hội cho người dân Việt Nam kinh doanh nông nghiệp. Đất đai rộng rãi, mật độ dân số thấp, thị trường tiêu thụ các mặt hàng nông nghiệp và chăn nuôi khá cao đã tạo điều kiện cho người dân Việt kinh doanh.
Với những thông tin được chia sẻ trên, hy vọng với những ai chưa biết người Việt kinh doanh gì tại Lào có thể tham khảo. Bên cạnh đó, nếu bạn có hàng hoá đi Lào, hãy liên hệ với Vận chuyển Phước An – công ty cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng hoá hai chiều Việt Nam – Lào qua HOTLINE 0943 377 386 để được hỗ trợ nhé!
—>>> Đừng quên, nếu bạn đang có nhu cầu buôn bán hàng hay kinh doanh hàng tại Lào và đang tìm đơn vị vận chuyển từ Việt Nam thì đừng bỏ qua dịch vụ của chúng tôi nhé: https://vanchuyenphuocan.com/van-chuyen-hang-di-lao.html
người quản lý nội dung số của Vận Chuyển Phước An. Với kiến thức, kinh nghiệm về chuyên ngành Logistics, tôi tự tin và mong muốn được chia sẻ nhiều hơn tới bạn những kiến thức bổ ích trong lĩnh vực này.
TTCT - Cựu bộ trưởng quốc phòng có thâm niên lâu nhất tại Lầu Năm Góc (1961-1968) là Robert McNamara (Mc) vừa qua đời tại nhà riêng ngày 6-7-2009 ở tuổi 93. Ông là người giỏi nhất, chói sáng nhất nhưng cũng là người đau khổ nhất.
Nghịch lý đó của Mc tương phản một cách rõ ràng qua hai mảng của cuộc đời ông: ông là thần đồng kiệt xuất khi điều hành nền kinh tế Mỹ và thế giới, đồng thời ông là nhà kiến tạo chiến tranh (VN) tồi nhất bởi luôn mắc phải những sai lầm tệ hại như chính ông đã thú nhận trong cuốn hồi ký xuất bản năm 1995 - In retrospect: the tragedies and lessons of Vietnam (Nhìn lại: những thảm kịch và những bài học từ VN).
24 tuổi, Mc đã trở thành phó giáo sư của Trường ĐH Harvard danh tiếng. Ra khỏi cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai với quân hàm trung tá, trở thành chủ tịch đầu tiên của Hãng Ford mà không phải là người thuộc dòng họ Ford vì trí tuệ vượt trội, sự tận tụy đáng nể phục và khả năng điều hành xuất sắc. 13 năm trong vai trò chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB, 1968-1981), Mc đã nâng các khoản cho vay của ngân hàng này lên gấp 12 lần - từ 954 triệu USD lên 11,7 tỉ USD. Nghỉ hưu rồi, Mc vẫn tiếp tục nổi bật là giám đốc điều hành đầy ấn tượng của nhật báo The Washington Post cũng như Royal Dutch Shell...
“Cuộc đời của Robert McNamara là một bi kịch cá nhân, đồng thời cũng là một bi kịch Mỹ, bi kịch của chúng ta. Bởi ngay sau khi McNamara thú nhận mọi thứ đã sai lầm khủng khiếp trong chiến tranh VN, ông lại sống đủ lâu để thấy một thế hệ những người được cho là “giỏi nhất, chói sáng nhất” ở Washington hoàn toàn không để ý gì tới những bài học quá khứ mới đây của chúng ta”.
Thời điểm Hoa Kỳ đem quân vào xâm lược VN là thời điểm mà sức mạnh của cường quốc này gần như đã thành huyền thoại. “Cường quốc lớn nhất mọi thời đại” đã giải quyết cuộc khủng hoảng Caribê bằng cách buộc Liên Xô phải rút toàn bộ tên lửa khỏi Cuba (1962).
Thành công đó của kiến trúc sư Mc đã đưa đến tuyên bố nổi tiếng của ông trong lần đầu tiên tới thăm miền Nam VN (1962): “Tất cả những chỉ số mà chúng ta có cho thấy chúng ta đang chiến thắng”. Có lẽ không một ai không tin lời khẳng định của Mc bởi số học dường như đã minh chứng rằng một trí tuệ xuất sắc không thể sai lầm?
Tổng thống Lyndon Bains Johnson phụ họa thêm bằng một tuyên bố còn nổi tiếng hơn: Chúng ta không rút lui. Chúng ta không mỏi mệt. Chúng ta không thể bị đánh bại (We will not withdraw. We will not tired. We will not be defeated). Cần lưu ý rằng xét về chỉ số IQ, Johnson đứng số 1 trong tất cả các tổng thống của Mỹ trong thế kỷ 20 (!).
“Tù nhân của chính thân thế mình”
Cuộc chiến tranh vệ quốc anh dũng của nhân dân VN đã làm đảo lộn mọi chỉ số cũng như mọi giá trị Mỹ. “Hàng rào điện tử McNamara” tinh vi và hiện đại nhất thế giới cũng không thể nào ngăn cản được bước đi của con đường nhiều huyền thoại và “dài” nhất thế giới - đường mòn Hồ Chí Minh.
McNamara đã quên mất rằng để vượt qua quãng đường từ Tân Kỳ (Nghệ An - km0) đến Bù Gia Mập (Bình Phước) dài khoảng 1.300km, nhân dân VN sẵn sàng bỏ ra 16 năm trời gian khổ, hi sinh và bền bỉ đến phi thường (1959-1975) để chiến đấu và chiến thắng.
Trong cuộc chiến tranh VN, Mc đã “trở thành tù nhân của chính thân thế mình” vì không hiểu được sức mạnh VN, đúng như David Halbertstam đã viết. Mc buộc phải từ chức bộ trưởng quốc phòng ngay khi cuộc tổng tấn công Mậu Thân đang diễn ra (3-1968) và tổng thống Johnson cũng từ chức theo cách khác - tuyên bố không ra ứng cử nhiệm kỳ 2 và mất sau ba năm vật vã đau buồn (1971).
Cũng đừng vội tin rằng Mc đã hoàn toàn tâm phục khẩu phục nhân dân VN. Người viết bài này đã nghe trực tiếp từ BBC cuộc phỏng vấn Mc từ VN khi ông sang dự cuộc hội thảo về chiến tranh VN năm 1995 tại Hà Nội. Mc đã cay cú (và thảng thốt) khi nói rằng: “Chúng tôi đã thua ư? Ông hãy nghĩ xem: nước Mỹ mất 58.000 người, còn họ (VN) chết hàng triệu người”.
Rõ ràng Mc vẫn chưa hiểu nổi rằng một dân tộc dám “đốt cả dãy Trường Sơn” thì sự hi sinh vì nền độc lập tự do là vô giá. Thống kê học hay lượng hóa sự can đảm, lòng dũng cảm là cách phân tích các giá trị hết sức sai lầm. Con người của Mc cực kỳ mâu thuẫn. Có thể bởi Mc là một người xuất chúng với tư cách là nhà kỹ trị số 1 của thời đại ông nên ông đã không thể tiêu hóa nổi nỗi đau VN? Cũng có thể cả Mc lẫn tổng thống Johnson đều không muốn nhìn thẳng vào sự thật hiển nhiên rằng lần đầu tiên sau 199 năm (1776-1975), đế quốc Hoa Kỳ bị thất bại trong một cuộc chiến tranh và VN trở thành nước đầu tiên đánh bại Mỹ?
Robert McNamara là người từng nghĩ rằng Hoa Kỳ thua vì không biết chuyển đổi các giá trị và điều kiện Mỹ cho phù hợp với thực tiễn của cuộc chiến tranh VN. Bản chất con người Mc là thế. Hãy thông cảm với Mc... Bởi cho đến tận cuối đời, Mc vẫn luôn day dứt và trăn trở về sự “vô cùng sai lầm” trong cuộc chiến tranh VN và “luôn hối tiếc và đau khổ bởi những ám ảnh của nó”.