Rình Rập Tiếng Anh Là Gì

Rình Rập Tiếng Anh Là Gì

DOL có 15+ cơ sở tại TP.HCM, Hà Nội và Đà Nẵng

DOL có 15+ cơ sở tại TP.HCM, Hà Nội và Đà Nẵng

Xuất khẩu hàng top, nông dân vẫn nghèo

Từ năm 2006 đến nay, VN luôn đứng đầu thế giới về xuất khẩu hạt điều với xu hướng ngày càng tăng, thậm chí từng lập nhiều kỷ lục về kim ngạch và sản lượng xuất khẩu. Đơn cử như năm 2021, kim ngạch xuất khẩu hạt điều của VN đạt mức kỷ lục về giá trị với 3,63 tỉ USD. Sang năm 2022, xuất khẩu hạt điều giảm còn 3,08 tỉ USD nhưng tăng trở lại vào năm 2023 khi đạt 3,6 tỉ USD. Năm 2024, ngành điều đang kỳ vọng con số kim ngạch kỷ lục 4 tỉ USD.

So với kim ngạch xuất khẩu sầu riêng, hồ tiêu - những ngành đang sốt nóng hiện nay thì kim ngạch của điều còn cao hơn. Tuy nhiên, nghịch lý là sau nhiều năm phát triển, thu nhập của người nông dân trồng điều vẫn thấp và đặc biệt là doanh nghiệp ngành điều luôn đối mặt với rủi ro thua lỗ, phá sản.

Thống kê hiện nay cho thấy thu nhập của nông dân trồng điều vào khoảng 40 triệu đồng/ha và gần như không tăng trong 10 năm gần đây. Trong khi đó, nhờ giá tăng vọt, thu nhập của người trồng hồ tiêu có thể lên đến 500 - 600 triệu đồng/ha. Sau khi trừ chi phí, người trồng tiêu có lãi khoảng 350 - 400 triệu đồng/ha. Với cây cà phê, với giá nhân trên 100.000 đồng/kg, người trồng cà phê đang có thu nhập tăng gấp đôi so với 2 năm trước, dao động ở mức lợi nhuận từ 200 - 300 triệu đồng/ha. Những vườn đầu tư bài bản, nghiêm túc có thể thu nhập đến 400 triệu đồng/ha. Còn nếu so với cây sầu riêng, mặt hàng đang nổi lên hiện nay, thu nhập của người trồng điều càng thua xa hơn nữa. Thời điểm giá bán sầu riêng tăng cao, dao động từ 80.000 - 90.000 đồng/kg thì lợi nhuận thu về khoảng 960 triệu đồng/ha, bình quân mỗi cây sầu riêng có thể thu lợi nhuận trên 10 triệu đồng/năm.

Kim ngạch xuất khẩu cao nhưng lợi nhuận ngành điều lại rất thấp

Ông Bạch Khánh Nhựt, Phó chủ tịch thường trực Hiệp hội Điều VN (VINACAS), phân tích: "Từ nước chỉ xuất khẩu điều thô với số lượng không lớn, qua 20 năm nay VN đã trở thành nước xuất khẩu nhân điều lớn nhất thế giới, chiếm gần 80% lượng điều nhân xuất khẩu toàn cầu. Từ nước phải nhập thiết bị, công nghệ chế biến điều của nước ngoài, VN trở thành nước làm chủ công nghệ; xuất khẩu dây chuyền chế biến điều đến nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên, trong thực tế hoạt động, doanh nghiệp ngành điều vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Trong đó, vùng trồng điều trong nước chỉ đáp ứng được khoảng 10% nhu cầu nguyên liệu của các nhà máy. Để trở thành ngành hàng "tỉ đô" và chiếm phần lớn điều nhân xuất khẩu trên thế giới, từ lâu, ngành điều VN đã buộc phải nhập khẩu điều thô. Lượng điều thô nhập khẩu mỗi năm đã lên tới hàng triệu tấn, phần lớn là từ châu Phi".

Nhận định của ông Nhựt đồng nhất với thống kê của Hải quan. Năm 2023, đã có gần 2,9 triệu tấn điều thô nhập khẩu về VN, trong đó có hơn 2,2 triệu tấn là từ châu Phi. Riêng trong 9 tháng năm 2024, cả nước nhập 2,14 triệu tấn điều thô, trị giá 2,6 tỉ USD.

Ông Tạ Quang Huyên, Chủ tịch HĐQT Công ty Hoàng Sơn 1 - Phó chủ tịch VINACAS, nhận định: "Nếu so với giá điều thô thế giới thì giá điều trong nước cao hơn rất nhiều, đơn cử có thời điểm hạt điều thu mua trong nước lên đến 1.000 USD/tấn trong khi cùng thời điểm giá mua từ châu Phi chỉ có 300 USD/tấn". Tuy nhiên, thực tế giá hạt điều so với các loại nông sản khác thấp hơn nhiều nên hiệu quả kinh tế chênh lệch khá lớn.

Trò chuyện với Thanh Niên, ông Vũ Thái Sơn, Chủ tịch HĐQT Công ty Long Sơn, Chủ tịch Hội Điều Bình Phước, thừa nhận: "Bao nhiêu năm nay ngành điều đạt kim ngạch hàng tỉ USD, nhưng thực tế chưa có doanh nghiệp ngành điều nào lên sàn chứng khoán, trở thành công ty đại chúng. Lý do quan trọng nhất là lợi nhuận của ngành điều quá thấp, bên cạnh đó là sự cạnh tranh rất lớn. Trước đây, các doanh nghiệp trong nước tự tranh mua tranh bán, còn hiện nay các nước châu Phi cũng đã dần chủ động công nghệ chế biến, cạnh tranh trực tiếp với doanh nghiệp VN. Chúng ta hiện chỉ còn có lợi thế hơn các nước châu Phi ở trình độ người lao động. Để bóc tách được hạt điều thì phải qua nhiều công đoạn, các nước châu Phi đã làm được 80%, sau đó xuất khẩu sang VN để làm tiếp các khâu còn lại. Như vậy dần dần lợi nhuận của các nhà máy ở VN càng lúc càng giảm sút, công nhân sẽ ít việc làm hơn".

Ngoài áp lực cạnh tranh từ các nước châu Phi, ngành điều VN còn đang bị "trói tay" bởi các quy định pháp luật hiện hành. Theo VINACAS, một trong những rào cản lớn là quy định cứng nhắc trong việc tạm nhập, tái xuất hạt điều. Cụ thể, chính sách miễn thuế đối với nguyên liệu tạm nhập, sau đó chế biến và tái xuất tạo thuận lợi cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, lô hàng nhập khẩu này không được chuyển nhượng, không được chuyển mục đích sử dụng, điều này khiến các doanh nghiệp điều dễ dính vào tội danh "buôn lậu".

Cộng đồng doanh nghiệp mong muốn giữ nguyên chính sách miễn thuế nhập khẩu nguyên liệu để chế biến tái xuất. Tuy nhiên, trong trường hợp cần thiết phải sang nhượng lô hàng thì cần có chính sách mở để doanh nghiệp khai báo lại và đóng thuế đầy đủ.

Ông Tạ Quang Huyên (Chủ tịch HĐQT Công ty Hoàng Sơn 1 - Phó chủ tịch Hiệp hội Điều VN)

Ông Tạ Quang Huyên bức xúc: "Doanh nghiệp ngành điều không cố ý làm sai quy định pháp luật, nhưng vướng mắc lớn nhất hiện nay là điều thô sau khi được doanh nghiệp nhập về thì nhất định phải được tái xuất hoàn toàn, không thể sang tay hoặc chuyển mục đích sử dụng. Nhiều doanh nghiệp khi gặp khó khăn đành phải tìm cách bán trước và hợp thức sau, dẫn đến vi phạm pháp luật. Thực tế các trường hợp doanh nghiệp bị khởi tố hầu hết đều lâm vào cảnh cùng cực, phá sản mới phải làm liều".

Một số doanh nghiệp chế biến hàng điều giá trị gia tăng, đầu tư quy mô lớn và áp dụng công nghệ cao cũng gặp khó khăn vì luật An toàn thực phẩm. "Chúng tôi cần nguyên liệu hạt điều để sử dụng cho các sản phẩm bánh kẹo như chocolate, sử dụng hạt điều vỡ để pha trộn, thành phẩm sau đó xuất khẩu, nhưng cũng không được vì hạt điều châu Phi chưa được phép nhập khẩu để làm thực phẩm", đại diện một doanh nghiệp than thở.

Đại diện các doanh nghiệp, ông Tạ Quang Huyên nêu kiến nghị: "Chúng tôi đã đưa ra các đề xuất kiến nghị nhưng đến nay vẫn chưa được cấp lãnh đạo quan tâm giải quyết. Cộng đồng doanh nghiệp mong muốn giữ nguyên chính sách miễn thuế nhập khẩu nguyên liệu để chế biến tái xuất. Tuy nhiên, trong trường hợp cần thiết phải sang nhượng lô hàng thì cần có chính sách mở để doanh nghiệp khai báo lại và đóng thuế đầy đủ".

Theo VINACAS, các doanh nghiệp điều rất mong có sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát, nhanh chóng của Chính phủ để giải quyết khó khăn, vướng mắc này; nếu không, các doanh nghiệp điều đều có nguy cơ bị "hình sự hóa" trong thời gian tới.

Trong quá trình sản xuất kinh doanh, vì một số lý do khách quan, doanh nghiệp không thể xuất khẩu được sản phẩm, và có nhu cầu chuyển mục đích sử dụng tiêu thụ nội địa, hay sang nhượng cho nhà máy khác. Vấn đề là nguyên liệu nhập khẩu được miễn thuế để chế biến tái xuất, còn chuyển mục đích khác thì điều 14 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP quy định chi tiết luật An toàn thực phẩm phải được cơ quan có thẩm quyền của VN đưa vào danh sách các quốc gia, vùng lãnh thổ đăng ký xuất khẩu thực phẩm có nguồn gốc thực vật vào VN. Trong khi đó, các nước châu Phi không nằm trong danh sách này nên không được cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm khi nhập khẩu. Do đó, mặt hàng điều thô nhập khẩu từ các nước châu Phi chỉ được phép làm thủ tục theo loại hình sản xuất xuất khẩu mà không được tiêu thụ nội địa dù với bất cứ lý do gì. Nếu vi phạm, có thể bị khép vào tội buôn lậu, và đã không ít doanh nghiệp, doanh nhân bị khởi tố, phải vào vòng lao lý do vi phạm quy định này.

Ông Nguyễn Văn Lịch (Cục trưởng Cục Hải quan Bình Phước)

Trong một chuyến du lịch đến thành phố Cuernavaca (Mexico), cô gái 25 tuổi người Mỹ Sarah Beeny đã bị sốc khi phải chịu đựng những hành vi mà theo cô là “đáng kinh sợ” khi phải một mình trên phố.

Những gã đàn ông bám theo sau lưng, hét lên những câu bình luận tục tĩu. Không ít tài xế taxi bấm còi, từ từ lăn bánh bên cạnh cô để trêu chọc. Một thanh niên giả vờ bị vấp chân và ngã vào người cô một cách có chủ ý. Thậm chí, ở góc phố vắng, một gã đàn ông trung niên bất ngờ mở khóa quần ngay trước mặt cô.

Những trải nghiệm tồi tệ của Sarah không hề là trường hợp đơn lẻ xảy ra cho phụ nữ khi đi du lịch một mình. Một người bạn gái của cô cũng kể nhiều câu chuyện tương tự khi đi du lịch đến thành phố Marrakesh (Morocoo), nơi có những gã đàn ông chạy theo sau lưng và hét lên những câu chào mời về tình dục. Một cô bạn khác bị một gã thanh niên áp sát vvào người khi đang trên một con phố tối tăm ở Notre Dame (Paris, Pháp).

“Tôi vẫn thường xuyên đi du lịch một mình”, cô Sarah Beeny nói. “Nhưng tất nhiên là tôi sẽ tránh đến những quốc gia kém an toàn đối với phụ nữ, nơi mà tôi không biết phải tìm kiếm sự giúp đỡ ở đâu khi mình gặp rắc rối”.

Tình trạng phụ nữ bị quấy rối khi đi du lịch một mình diễn ra rất phổ biến trong thời gian gần đây. Trên một nhóm Facebook kín mang tên “Những cô gái mê xê dịch” (tiếng Anh: Girls love travel) với hơn 450.000 thành viên, đã có hơn 100 bình luận dưới bài đăng về việc một thành viên nữ bị tấn công tình dục kèm theo hàng loạt trường hợp cụ thể bị quấy rối tình dục khi đi du lịch nước ngoài một mình.

Quyền "tự do xê dịch" của phụ nữ không được bảo vệ

“Phụ nữ có quyền được tự do di chuyển, đi lại, thưởng thức và khám phá những địa điểm du lịch, được sử dụng các phương tiện vận chuyển công cộng mà không phải bận tâm lo lắng về nguy cơ bị bạo hành”, bà Lakshmi Puri, nguyên Phó giám đốc điều hành của tổ chức Phụ nữ Liên hiệp quốc (UN Women) nói.

Thế nhưng, điều tưởng như hiển nhiên này lại chưa thể được đảm bảo trên thực tế. Ngày càng có nhiều báo cáo về những trường hợp phụ nữ đi du lịch một mình ở nước ngoài và gặp phải các vấn đề nguy hiểm cho bản thân liên quan đến bạo lực phụ nữ. Thậm chí có không ít nạn nhân là phụ nữ đã bị thiệt mạng.

Cô Carla Stefaniak, một phụ nữ người Mỹ gốc Venezuela quyết định tận hưởng sinh nhật lần thứ 36 của mình bằng chuyến du lịch 5 ngày ở Costa Rica. Cô chọn nơi lưu trú tại một villa gần sân bay, được mô tả là nơi có điều kiện an ninh đảm bảo.

Đêm đầu tiên khi đến nơi, Carla đã gọi cho cô bạn thân của mình là Laura Jaime qua ứng dụng Facetime và kể về những món đồ ưng ý mua được ở khu chợ địa phương, cũng như khoe một vòng căn phòng đầy đủ tiện nghi và thoải mái mà cô thuê được.

Thế nhưng sau đó, họ hoàn toàn mất liên lạc với nhau, và một tuần sau, thi thể đầy thương tích trong tình trạng khỏa thân của Carla được tìm thấy trong một khu rừng gần khách sạn nơi cô ở. Cảnh sát Costa Rica sau đó thông báo họ đã bắt giữ một nhân viên bảo vệ của khách sạn vì liên quan đến vụ hiếp dâm và giết người này.

Hồ sơ những vụ sát hại phụ nữ đi du lịch một mình ngày càng dày lên. Một nữ du khách ba lô người Anh 19 tuổi đã bị cưỡng hiếp tập thể bởi một nhóm thanh niên địa phương. Tháng 3/2015, một người đàn ông Australia đã bị kết tội bắt cóc, nhốt một nữ du khách Bỉ vào tầng hầm của nhà mình và liên tục cưỡng hiếp cô trong suốt hai ngày.

Phụ nữ độc hành - An toàn là trên hết

Hầu hết các nữ du khách có nhiều kinh nghiệm đều cho rằng, càng chuẩn bị chu đáo cẩn thận chừng nào thì càng hạn chế được các nguy cơ xảy ra cho bản thân mình.

Theo cô Cassie DePecol, 29 tuổi, người nắm giữ kỷ lục Guinness thế giới với danh hiệu “Thăm được nhiều quốc gia nhất trong khoảng thời gian ngắn nhất” thì đi du lịch một mình đồng nghĩa với việc cần phải lập ra một danh sách dài các tình huống, kèm theo phương án xử lý.

Cô gái trẻ người Mỹ này tự trang bị cho mình một vài thế võ tự vệ, luôn mang theo bên mình thiết bị định vị vệ tinh GPS, cũng như cập nhật thường xuyên tình hình của bản thân cho những người thân thiết của mình.

“Một vài biện pháp nghe có vẻ cực đoan. Nhưng chính nhờ sự chuẩn bị kỹ càng mà tôi đã một mình đặt chân đến 196 quốc gia một cách an toàn”, Cassie kể. Theo cô thì tình trạng bạo lực phụ nữ là một điều không vui nhưng có thật xảy ra với phụ nữ đi du lịch một mình.

“Phụ nữ không còn cách nào khác ngoài việc thường xuyên cảnh giác mỗi khi phải ở một mình, kể cả nơi công cộng. Đây là điều mà đàn ông ít khi phải bận tâm dù họ đi một mình hay không”.

Với cô Jessica Nabongo, 34 tuổi, đã từng một mình đến thăm 54 quốc gia thì việc lựa chọn để book phòng khách sạn ở một nơi có hệ thống an ninh bảo vệ 24/24 là điều ưu tiên số 1 của cô. Nếu thuê phòng trên dịch vụ lưu trú Airbnb thì cô chỉ lựa chọn những người người chủ được đánh giá tốt mà thôi. Mỗi khi di chuyển thì các dịch vụ gọi xe như Uber, Grab,... luôn nằm trong danh sách bởi hành trình của cô sẽ được giám sát bởi hệ thống định vị do các hãng xe trang bị.

Cô Evelyn Hannon, sáng lập viên của Journey Woman - tạp chí lữ hành trực tuyến dành riêng cho phụ nữ thì gợi ý rằng, khi đến Ấn Độ, phụ nữ nên đeo kính đen để tránh bị đàn ông ở đây quan sát được ánh mắt của mình, cũng như đeo một chiếc nhẫn cưới kể cả chưa kết hôn để bắn tín hiệu rằng “tôi là hoa đã có chủ, và chồng tôi đang ở đâu đó quanh đây”.

Ngoài ra, phụ nữ cũng nên cài đặt và sử dụng một số ứng dụng miễn phí hỗ trợ phụ nữ đi du lịch một mình như Chirpey, RedZone, MayDay, Tripwhistle và Noonlight. Những ứng dụng này cho phép phụ nữ gắn nhãn cảnh báo những nơi nguy hiểm, cũng như cung cấp thông tin cảnh sát tại địa phương để liên hệ khi cần sự trợ giúp.

Cô Jessica thừa nhận rằng, dù rất không hề muốn, thế nhưng “Thà chúng tôi nói với chị em phụ nữ những điều nên làm để tránh bị tấn công hơn là bảo đàn ông không được tấn công phụ nữ”.

Năm 2019, tạp chí Forbes đã khảo sát, và đưa ra danh sách 10 quốc gia nguy hiểm nhất cho phụ nữ đi du lịch một mình, bao gồm: Nam Phi, Brazil, Nga, Mexico, Iran, Cộng hòa Dominica, Ai Cập, Morocco, Ấn Độ, Thái Lan.

Forbes cũng vinh danh 5 quốc gia an toàn nhất cho phụ nữ đến để khám phá và tận hưởng: Tây Ban Nha, Singapore, Ireland, Áo, Thụy Sĩ.

Nguyễn Thuận (theo Washington Post, NYT)

Những cái chết kinh hoàng do tác động của tự nhiên và con người đã khiến thời kỳ Trung Cổ nhuốm màu đỏ rùng rợn - Ảnh: NATIONAL INTEREST

Nhắc tới thời kỳ Trung Cổ, người ta thường hình dung về một giai đoạn tăm tối nhất của nhân loại với dịch bệnh, phù thủy, sự giết chóc và những hình thức tra tấn man rợ khiến ai cũng phải kinh hồn.

Đây là một giai đoạn quan trọng trong lịch sử châu Âu, kéo dài từ thế kỷ 5 tới 15. Nó bắt đầu với sự sụp đổ của đế quốc Tây Rôma và chấm dứt khi hòa vào thời kỳ Phục hưng và Thời đại khám phá.

Theo trang History Extra (Anh), Tiến sĩ Dr Katharine Olson, một nhà sử học hiện giảng dạy về lịch sử Trung Cổ và cận đại tại ĐH Bangor (Anh), đã tiết lộ 10 mối đe dọa lớn nhất mà con người phải đối mặt trong thời kỳ này. Đang sống khỏe mạnh và an toàn, chỉ trong tít tắt người ta có thể từ giã cõi đời!

1. "Cái chết đen" mang tên dịch hạch

Được mệnh danh là "cái chết đen", dịch hạch là một trong những đại dịch kinh hoàng gieo rắc nỗi sợ hãi trong thời kỳ Trung Cổ. Thủ phạm lây truyền bệnh dịch hạch là bọ chét sống ký sinh trên cơ thể chuột.

Khi khoa học chưa phát triển, con người thời Trung Cổ từng cho rằng nguyên nhân gây ra loại dịch tàn bạo này là do con người bị Chúa trời trừng phạt để đền lại những tội lỗi đã gây.

Ảnh minh họa về dịch hạch trong thời kỳ Trung Cổ - Ảnh: YOUR STORY

Lan sang châu Âu vào năm 1348, loại bệnh do vi khuẩn Yersinia pestis gây ra đã khiến hàng chục triệu người chết từ Ý, Pháp, Đức cho đến vùng Bắc Âu, Anh, Tây Ban Nha và Nga.

Dịch bệnh quái ác này thường khiến khắp người bệnh nhân sưng hạch, hạch có thể to bằng ngón tay cái hoặc quả trứng gà, lúc đầu đau và cứng chắc, sau đó hạch mềm hoá mủ. Với thể hạch nhiễm khuẩn huyết, da của bệnh nhân sẽ chuyển sang màu sậm hơn (hóa đen) do độc tố ăn sâu vào máu - một lý do khiến dịch hạch được gọi là "cái chết đen".

Dịch hạch khiến da của bệnh nhân bị sưng hạch với mủ bên trong - Ảnh: YOUR STORY

Dịch hạch đã cướp đi sinh mạng của hơn 1/3 dân số châu Âu. Sống trong thời kỳ này, nếu bị nhiễm dịch hạch, có tới 70 đến 80% khả năng người ta sẽ chết trong tuần kế tiếp. Do sự hoành hành của "cái chết đen", tuổi thọ của người dân ở vùng Florence (Ý) vào thế kỷ 14 chỉ dưới 20 tuổi.

Con người rất dễ đi chầu diêm vương khi ngao du bốn bể trong thời kỳ Trung Cổ. Một nơi sạch sẽ và an toàn để ngủ trên đường đi thường khó tìm. Phải ngủ ngoài trời đặc biệt khi đu du lịch vào mùa đông, người lữ khách hay đối mặt với nguy cơ chết cóng.

Trong khi đó, nếu bôn ba thế gian theo nhóm, dù cảm thấy an toàn, người lữ khách vẫn có thể bị cướp và giết hại bởi người lạ, thậm chí là bạn đồng hành. Các lữ khách sẽ không có thức ăn và nước uống nếu không tìm được khách điếm, tu viện hay một nơi tá túc.

Nhắc tới những người yêu thích khám phá là phải nhắc tới nhà thám hiểm người Ý Marco Polo vào thế kỳ 13 và 14. Đây là một bức tranh minh hoạ ra đời vào thế kỷ 15, mô tả cảnh hai lữ khách là cha và chú của Marco Polo đang di chuyển từ Venice (Ý) sang phương Đông - Ảnh: HERITAGE IMAGES

Bị hạ độc thủ, bị bắt giam vô cớ khi đến một vùng đang giao tranh, không biết ngoại ngữ, chết chìm… là những mối nguy khác sẽ nằm rải rác đầy con đường khám phá vùng đất mới của người xưa. Sử chép rằng thậm chí Hoàng đế của đế quốc La Mã thần thánh, Frederick I, đã chết đuối vào năm 1190 khi ông băng qua con sông Saleph trong cuộc thập tự chinh thứ ba.

Một lữ khách thời Trung Cổ trung bình đi được 24-40km/ ngày bằng chân không, hoặc 42 đến 48km/ngày nếu di chuyễn bằng ngựa. Trong khi đó, đi bằng thuyền có thể vượt qua đoạn đường từ 120 đến 200km/ngày.

Nạn đói là một mối đe dọa rình rập thật sự đối với đàn ông và phụ nữ thời Trung Cổ. Đối mặt với tình trạng thiếu ăn do mất mùa và thời tiết xấu, nhiều người đã chết đói hay sống vất va vất vưởng vì phải ăn tạm vỏ cây và những loại hạt đã bị mốc meo.

Người ta phải ăn tạm bợ mọi thứ ăn được để sống qua ngày - Ảnh: GETTY

Đại nạn đói vào thế kỷ 14 đã tàn phá châu Âu dữ dội do thời tiết khắc nghiệt gây ra. Trong 7 năm từ năm 1315 đến 1322, Tây Âu đã chứng kiến đợt mưa lớn khủng khiếp, có năm mưa tới 150 ngày.

Ngày nay, với các lợi ích của việc siêu âm, theo dõi thai nhi và gây tê ngoài màng cứng, nguy cơ tử vong đối với mẹ và em bé đã ở mức thấp nhất trong lịch sử. Tuy nhiên, chuyện sinh đẻ trong thời kỳ Trung Cổ chứa đầy hiểm họa.

Những người hộ sinh thường chỉ dùng tay không để giúp đưa đứa bé ra khỏi bụng mẹ - Ảnh: PINTEREST

Trường hợp sinh ngôi ngược (tức chân ra trước, đầu ra sau) thường có nguy cơ cao khiến cả mẹ và em bé mất mạng.

Những bà mụ đỡ đẻ, thay vì bác sĩ có tay nghề, thường can dự vào chuyện hạ sinh với những công cụ đơn giản (thường bằng tay không), nhưng không phải lúc nào cũng thành công.

Năm 1537, Jane Seymour, người vợ thứ ba của vua Henry VIII (Anh), đã qua đời do nhiễm trùng sau khi sinh Hoàng tử Edward.

Giới học giả ước tính khoảng 20 đến 30% trẻ em dưới 7 tuổi thường dễ bị tổn thương trước các yếu tố gây chết chóc như suy dinh dưỡng, các loại bệnh tật (đậu mùa, ho, sởi, lao, cúm…).

Trẻ em là đối tượng dễ bị tổn thương nhất trong xã hội Trung Cổ - Ảnh: PINTEREST

Sinh ra trong các gia đình có địa vị hoặc giàu có cũng chưa chắc đảm bảo một cuộc sống trường thọ. Trong các gia đình công tước ở Anh vào giai đoạn 1330-1479, 1/3 trẻ em đã chết khi chỉ dưới 5 tuổi.

Hầu hết dân số châu Âu thời kỳ Trung Cổ sống ở nông thôn thay vì thành thị. Do đó, thời tiết là thứ quan trọng nhất đối với sinh kế của mọi người.

Cái ăn quyết định đến sự sống còn của con người, trong khi thời tiết lại là thứ quyết định có miếng ăn hay không - Ảnh: TWITTER

Thời điểm đó, con người tin rằng thời tiết không đơn thuần là một hiện tượng tự nhiên. Với họ, thời tiết xấu là do hành vi xâú của con người gây ra như giết người, phạm tội. Người xưa cũng nghĩ rằng phù thủy là những người điều khiển thời tiết, phá hủy mùa màng.

Dù là nhân chứng, nạn nhân hay thủ phạm, người ta - từ địa vị cao nhất tới thấp nhất - vẫn có thể chết bất đắc kỳ tử khi mối đe dọa này thường trực trong cuộc sống thường ngày. Hiếp dâm, tấn công, sát hại… là những loại bạo lực phổ biến.

Nhiều trường hợp bạo lực khá lạ đời. Một ví dụ là trường hợp của Maud Fras. Người này đã bị một hòn đá lớn rơi trúng đầu và tử vong tại chỗ tại lâu đài Montgomery ở Wales vào năm 1288.

Chúng ta có thể sẽ gặp nguy hiểm nếu bất tuân. Những người có niềm tin tôn giáo và thần học được cho đi ngược lại lời răn dạy của nhà thờ Cơ Đốc được xem là những kẻ dị giáo ở châu Âu thời Trung Cổ.

Nhóm này gồm cả người theo Do thái giáo, Hồi giáo có tư tưởng được xem là không chính thống.

Đi ngược lại những gì được truyền dạy trong nhà thờ Cơ Đốc bị xem là dị giáo - Ảnh: TWITTER

Vua chúa, các nhà truyền giáo, những người tham gia thập tự chinh… tìm cách đảm bảo thế thượng phong của Cơ Đốc giáo ở Địa Trung Hải. Người Do Thái và Hồi giáo thường đối mặt với sự ngược đãi, trục xuất và chết chóc ở châu Âu. Tại Anh, những vụ thảm sát người Do Thái đã diễn ra vào thế kỷ 12. Vua Edward 1 của Anh đã đuổi người Do Thái khỏi Anh vào năm 1290.

Săn bắn là một trò tiêu khiển quan trọng đối với hoàng gia và tầng lớp quý tộc thời Trung Cổ. Tuy nhiên, người đi săn dễ dàng bị thương hoặc thiệt mạng do sơ suất như ngã ngựa, bị trúng tên… Năm 1100, vua William II của Anh đã chết vì bị trúng tên trong lúc săn bắn ở New Forest.

Chết yểu hay đột ngột phổ biển trong thời kỳ Trung Cổ. Người ta đột tử vì nhiều nguyên nhân, từ các nguyên nhân tự nhiên như bệnh tật cho tới chiến tranh, xử tử, tai nạn…

Khoảng cách giữa cái chết và sự sống rất gần nhau trong thời Trung Cổ - Ảnh: CALAMEO

Chết một cái chết "yên lòng" rất quan trọng đối với người Trung Cổ, mà vốn là chủ đề của nhiều cuốn sách.

Người ta thường lo sợ về "cái chết đột ngột", không biết họ sẽ ra sao nếu không có sự chuẩn bị trước. Nhiều người còn xài bùa như một thứ bảo bối mà họ tin là có khả năng giúp đối phó bệnh tật, sấm sét…