Cùng tìm hiểu tất cả các kiến thức quan trọng cần biết về thuật ngữ định vị thương hiệu (Brand Positioning) như: định vị thương hiệu là gì? Vai trò của định vị thương hiệu trong marketing và kinh doanh? Các bước chính cần làm để định vị thương hiệu là gì? Các mô hình và chiến lược định vị thương hiệu phổ biến hiện nay và hơn thế nữa.
Cùng tìm hiểu tất cả các kiến thức quan trọng cần biết về thuật ngữ định vị thương hiệu (Brand Positioning) như: định vị thương hiệu là gì? Vai trò của định vị thương hiệu trong marketing và kinh doanh? Các bước chính cần làm để định vị thương hiệu là gì? Các mô hình và chiến lược định vị thương hiệu phổ biến hiện nay và hơn thế nữa.
Xây dựng một thương hiệu chính là việc xác định các điểm khác biệt và nổi bật của thương hiệu so với đối thủ.
Điều quan trọng, là hãy biến điểm yếu của đối thủ mà bạn đã nắm rõ ở phía trên thành điểm mạnh của thương hiệu mình. Đây là lúc mà điểm khác biệt của bạn sẽ lên tiếng.
Một chiến lược định vị thương hiệu thành công cần trải qua quy trình gồm 5 bước dưới đây:
Khi bạn tìm hiểu về khái niệm Customer Journey hay hành trình mua hàng của khách hàng, bạn thấy rằng, để đến được giai đoạn mua hàng, mỗi khách hàng phải trải qua khá nhiều giai đoạn khác nhau với nhiều điểm tiếp xúc khác nhau.
Sự thật là, các điểm tiếp xúc này hiếm khi chỉ giới hạn với các nhân viên hay bộ phận marketing mà là toàn bộ các nhân viên trong doanh nghiệp.
Bạn cần đảm bảo rằng tất cả các nhân viên ở các phòng ban đều hiểu về cách mà thương hiệu của bạn đang định vị.
Định vị thương hiệu chính là tạo ra điểm riêng, phân biệt với các đối thủ trong cùng một lĩnh vực. Xây dựng được chiến lược định vị thương hiệu cũng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đã tiến gần đến độc quyền nhận thức về giá trị sản phẩm/dịch vụ trong suy nghĩ của người tiêu dùng, củng cố vị trí vững chắc trên thị trường.
Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng sản phẩm/dịch vụ bán ra cũng như doanh thu của công ty. Định vị thương hiệu còn gắn liền với quá trình phát triển của một doanh nghiệp, tổ chức. Là đòn bẩy giúp doanh nghiệp mở rộng trong tương lai mà không cần tốn quá nhiều chi phí để phát triển chiến lược thương hiệu.
Ví dụ: Apple là một minh chứng điển hình khi định vị thương hiệu thành công, tạo nên giá trị độc quyền khó có đối thủ nào làm được. Cụ thể, những dòng sản phẩm của Apple sở hữu thiết kế sang trọng, thể hiện đẳng cấp với hệ sinh thái riêng biệt. Do đó, mỗi khi tung ra một dòng sản phẩm mới (ví dụ như iPhone), dù không cần quảng cáo quá rầm rộ thì Apple vẫn luôn được nhiều người săn đón nồng nhiệt.
Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh là bước quan trọng giúp doanh nghiệp xác định được những ưu điểm, hạn chế và thách thức có thể xảy ra trong quá trình thiết lập giá trị thương hiệu. Chỉ khi “biết địch, biết ta”, doanh nghiệp mới có thể tạo ra điểm khác biệt, sự đặc trưng chỉ thuộc về thương hiệu của mình so với các đối thủ khác.
Doanh nghiệp có thể tiến hành phân tích đối thủ dựa vào các câu hỏi như:
Một số phương pháp được nhiều doanh nghiệp áp dụng khi phân tích đối thủ cạnh tranh bao gồm:
Việc xây dựng và định vị thương hiệu đã khó, để hoạt động định vị thực sự có ảnh hưởng đến cách khách hàng mục tiêu nghĩ về thương hiệu lại càng khó hơn.
Khi tuyên ngôn định vị của bạn được tạo, đã đến lúc bạn cần kiểm tra, thử nghiệm và thu thập phản hồi từ khách hàng về việc liệu định vị của bạn có đạt được mục tiêu hay không.
Nằm trong bối cảnh tổng thể là quản trị Marketing, định vị thương hiệu là một thành phần có trong quy trình R-STP-MM-I-C tổng thể bao gồm:
Nghiên cứu thị trường (R), Phân khúc (Segmentation), lựa chọn và định vị thương hiệu hay thị trường mục tiêu (Targeting – Brand Positioning), Marketing hỗn hợp (Marketing Mix), Thực thi (I) và cuối cùng là Kiểm tra (C).
Khi bắt đầu kinh doanh một ngành hàng nào đó, bước đầu tiên không thể thiếu là tìm hiểu thị trường. Doanh nghiệp có thể tiến hành khảo sát về các thương hiệu đang kinh doanh trong cùng lĩnh vực, xu hướng thị trường hiện tại là gì, cũng như người tiêu dùng thuộc ngành hàng đó chủ yếu lựa chọn brand nào,...
Xem thêm: TRADE MARKETING LÀ GÌ? 6 ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ TRADE MARKETING
Dựa vào các thông tin đã thu thập được, bạn sẽ tìm hiểu xem liệu nhóm khách hàng trong lĩnh vực mình muốn kinh doanh có những nhu cầu nào chưa được thỏa mãn. Từ đó xác định đây là nhóm khách hàng mới tiềm năng, kết hợp với nguồn lực hiện tại để đưa ra phương hướng phát triển sản phẩm, thương hiệu phù hợp.
Đây là lúc doanh nghiệp sẽ xây dựng concept sản phẩm, tập trung vào những giá trị và lợi ích có thể mang lại cho nhóm khách hàng mục tiêu. Chỉ khi thỏa mãn được nhu cầu của họ, thương hiệu của bạn mới có chỗ đứng nhất định trên thị trường.
Bước tiếp theo, doanh nghiệp cần lựa chọn phương pháp định vị thương hiệu phù hợp nhất với phương hướng phát triển đã đề ra. Với 9 phương pháp định vị đã gợi ý ở trên, doanh nghiệp có thể lựa chọn một hoặc linh hoạt kết hợp tùy theo mục đích.
Lưu ý, dù áp dụng phương pháp nào thì bạn cũng cần tập trung tạo ra nét độc đáo, khác biệt của riêng mình để có thể cạnh tranh với đối thủ khác. Đây là yếu tố cốt lõi quyết định khách hàng có gắn bó với thương hiệu của bạn hay không.
Xem thêm: QUẢN TRỊ MARKETING LÀ GÌ? CẨM NANG CẦN BIẾT VỀ QUẢN TRỊ MARKETING
Hiểu theo một cách đơn giản, Brand Positioning là quy trình định vị thương hiệu trong đầu khách hàng. Nó bao gồm và liên quan tới chiến lược định vị, chiến lược thương hiệu hay cả tuyên ngôn định vị nữa.
Trong cuốn sách Positioning: The Battle for Your Mind của Al Ries và Jack Trout, việc định vị thương hiệu nhằm để sở hữu một thị trường ngách cho một thương hiệu, một dòng sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể bằng các chiến lược khác nhau về giá, về quảng cáo, phân phối, bao bì và cả đối thủ.
Mục tiêu là nhằm tạo ra những ấn tượng độc đáo trong tâm trí của khách hàng, qua đó gắn kết họ với những giá trị cụ thể mà thương hiệu tạo ra.
Định vị thương hiệu sẽ diễn ra cho dù doanh nghiệp có thực sự chủ động làm nó hay không bởi lẽ việc khách hàng nghĩ thế nào về bạn chính là định vị thương hiệu. Tuy vậy, điều các doanh nghiệp cần làm là một chiến lược định vị thông mình, một khả năng quản lý nhất quán để định vị không bị sai lệch qua thời gian.
Brand Positioning cũng là một yếu tố quan trọng, giúp doanh nghiệp đánh giá chính xác sức khỏe của thương hiệu mình – Brand Health.
Việc xác định được điểm khác biệt trong quá trình xây dựng giá trị thương hiệu mang đến cho doanh nghiệp những lợi ích vô cùng to lớn. Cụ thể:
Như đã nhắc ở trên: “Tuyên ngôn định vị thương hiệu là một hoặc hai câu dùng để truyền đạt các giá trị khác biệt của thương hiệu bạn tới với khách hàng so với đối thủ.”
Có 4 yếu tố chính trong việc tạo ra một tuyên ngôn về thương hiệu:
Sau khi trả lời được 4 nội dung câu hỏi trên, bạn có thể nháp ra một câu tuyên ngôn định vị, sau đó chọn ra các ý tưởng ưng ý nhất.
Amazon.com sử dụng tuyên ngôn về định vị này vào năm 2001 (lúc đó chủ yếu là bán sách):
Đối với người dùng online thích đọc sách, Amazon.com là một đơn vị bán lẻ có thể cung cấp tới hơn 1.1 triệu đầu sách cùng khả năng truy cập tức thì. Không giống như các đơn vị bán sách truyền thống, Amazon cung cấp các lựa chọn tiện nghi, vô cùng đa dạng và hơn hết là giá rất cạnh tranh.
Zipcar.com sử dụng tuyên ngôn về định vị khi doanh nghiệp này được thành lập vào năm 2000:
Đối với những khách hàng ở đô thị, am hiểu về công nghệ, khi sử dụng dịch vụ chia sẻ xe của Zipcar thay vì sở hữu 1 chiếc xe cho riêng mình, thì bạn đang tiết kiệm một khoản tiền rất lớn đồng thời là cả cắt giảm lượng khí thải carbon hàng ngày cho môi trường sống xung quanh.