Học quân sự ở đại học có bắt buộc không? Học quân sự ở đại học trong bao lâu? Nếu sức khoẻ không đáp ứng thì có phải đi học quân sự ở đại học hay không? Đây là những thắc mắc thường thấy của những tân sinh viên khi mới bước chân vào môi trường đại học. Nếu có cùng những thắc mắc trên, hãy theo dõi bài viết để đi tìm đáp án chính xác nhất!
Học quân sự ở đại học có bắt buộc không? Học quân sự ở đại học trong bao lâu? Nếu sức khoẻ không đáp ứng thì có phải đi học quân sự ở đại học hay không? Đây là những thắc mắc thường thấy của những tân sinh viên khi mới bước chân vào môi trường đại học. Nếu có cùng những thắc mắc trên, hãy theo dõi bài viết để đi tìm đáp án chính xác nhất!
Học quân sự là học phần bắt buộc đối với sinh viên đại học. Nhưng một số sinh viên muốn được miễn hoặc tạm hoãn vì một vài lý do cá nhân hoặc sức khỏe yếu. Vậy đối tượng nào được miễn, tạm hoãn học quân sự ở đại học?
Câu trả lời là KHÔNG, sinh viên không được về nhà trong quá trình học quân sự (bao gồm các ngày cuối tuần và ngày lễ). Để đảm bảo an toàn khi học quân sự thì sinh viên sẽ phải bắt buộc mang theo CMND/CCCD và thẻ sinh viên để kiểm tra khi học tập.
Ngoài trường hợp được miễn học quân sự, một số đối tượng sinh viên sẽ được tạm hoãn học quân sự sau khi được cho phép. Khi hết thời gian tạm hoãn, sinh viên phải tiếp tục đi học chương trình GDQP&AN để đúng với quy định và đủ điều kiện cấp chứng chỉ GDQP&AN.
Theo Khoản 4 Điều 4 Thông tư liên tịch 18/2015/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH có quy định đối tượng được tạm hoãn học môn quân sự ở đại học, như sau:
Quan tâm đến vấn đề học quân sự ở đại học trong bao lâu cũng là điều quan trọng không kém học quân sự ở đại học có bắt buộc không. Bởi các bạn tân sinh viên sẽ có thời gian chuẩn bị tinh thần, sức khỏe cũng như vật dụng cần thiết cho kỳ quân sự ngắn hạn này.
Học quân sự ở đại học trong bao lâu? Hiện nay, sinh viên phải trải qua 75 giờ học quân sự bao gồm 36 giờ lý thuyết và 35 giờ học thực hành. Ngoài ra, sinh viên còn có 4 giờ kiểm tra. Tùy theo từng trường đại học mà bạn có nhiều hình thực học khác nhau. Đa số các bạn sẽ đi học quân sự trong vòng 28 ngày. Cụ thể các giờ học được quy định theo Thông tư 10/2018/TT-BLĐTBXH như sau:
Nhiều sinh viên lo lắng khi học quân sự ở đại học sẽ không được dùng điện thoại tuy nhiên đây là thông tin sai. Bạn sẽ được phép sử dụng điện thoại trong những giờ giải lao và giờ sinh hoạt cá nhân.
Seoul Academy đã giải đáp thắc mắc học quân sự ở đại học có bắt buộc không. Các bạn tân sinh viên có thể dựa vào bài viết này để tham khảo thông tin và chuẩn bị cho mình một tinh thần và sức khỏe tốt nhất để vượt qua kỳ học quân sự ở đại học nhé!
Có thể bạn quân tâm: Học trường nào để được hoãn nghĩa vụ quân sự?
Việc giáo dục học sinh tiểu học phải đảm bảo thời lượng học của các em đáp ứng thể chất và tinh thần đúng tuổi. Vậy học sinh tiểu học có bắt buộc phải học 2 buổi trong ngày không?
Học sinh tiểu học có bắt buộc học hai buổi trong ngày không?
Theo Mục 1.1 Điều 1 chương trình tổng thể của Phụ lục Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định về nội dung và thời lượng giáo dục của học sinh tiểu học như sau:
+ Các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc: Tiếng Việt; Toán; Đạo đức; Ngoại ngữ 1 (ở lớp 3, lớp 4, lớp 5); Tự nhiên và Xã hội (ở lớp 1, lớp 2, lớp 3); Lịch sử và Địa lí (ở lớp 4, lớp 5); Khoa học (ở lớp 4, lớp 5); Tin học và Công nghệ (ở lớp 3, lớp 4, lớp 5); Giáo dục thể chất; Nghệ thuật (Âm nhạc, Mĩ thuật); Hoạt động trải nghiệm.
+ Các môn học tự chọn: Tiếng dân tộc thiểu số, Ngoại ngữ 1 (ở lớp 1, lớp 2).
Thực hiện dạy học 2 buổi/ngày, mỗi ngày bố trí không quá 7 tiết học; mỗi tiết học 35 phút. Cơ sở giáo dục chưa đủ điều kiện tổ chức dạy học 2 buổi/ngày thực hiện kế hoạch giáo dục theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Theo đó, tại Công văn 4088/BGDĐT-GDTH năm 2022 Bộ GDĐT hướng dẫn các Sở GDĐT triển khai thực hiện nhiệm vụ năm học 2022-2023 đối với giáo dục tiểu học có hướng dẫn:
Đối với cơ sở giáo dục tiểu học chưa đủ điều kiện tổ chức dạy học 2 buổi/ngày, trên cơ sở dạy học đúng, đủ nội dung và thời lượng các môn học bắt buộc theo quy định của chương trình, cơ sở giáo dục tiểu học chủ động xác định nội dung, lựa chọn hình thức tổ chức, phân bổ thời lượng phù hợp cho môn học tự chọn, hoạt động củng cố và hoạt động giáo dục khác.
Như vậy, hiện nay học sinh tiểu học phải được học 2 buổi/ngày. Tuy nhiên trường hợp cơ sở giáo dục chưa đủ điều kiện tổ chức dạy học 2 buổi/ngày thì chủ động xác định nội dung, lựa chọn hình thức tổ chức, phân bổ thời lượng phù hợp cho môn học tự chọn, hoạt động củng cố và hoạt động giáo dục khác.
Xem đầy đủ nội dung chương trình tổng thể của Phụ lục Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/05/28/1.%20CT_%20Tong%20the.doc
Định mức giáo viên trong trường tiểu học dạy 2 buổi/ngày
Theo Điều 7 Thông tư 20/2023/TT-BGDĐT quy định vị trí việc làm giáo viên tiểu học như sau:
- Trường tiểu học được bố trí tối đa 1,5 giáo viên/lớp đối với lớp học 2 buổi/ngày, bố trí tối đa 1,2 giáo viên/lớp đối với lớp học 01 buổi/ngày;
- Trường tiểu học sau khi tính số lượng học sinh/lớp theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 20/2023/TT-BGDĐT hoặc theo quy định tại khoản 4 Điều 3 Thông tư 20/2023/TT-BGDĐT, nếu còn dư số lượng học sinh thì cứ 12 học sinh đối với trường thuộc vùng 1 hoặc 15 học sinh đối với trường thuộc vùng 2 hoặc 17 học sinh đối với trường thuộc vùng 3 được bố trí thêm 01 giáo viên;
- Ngoài định mức quy định trên, mỗi trường tiểu học được bố trí 01 giáo viên làm tổng phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.
Như vậy, trường tiểu học dạy 2 buổi/ngày sẽ được tối đa 1,5 giáo viên/lớp.
Quy định về chia vùng để tính định mức giáo viên
Theo Điều 3 Thông tư 20/2023/TT-BGDĐT quy định về chia vùng để tính định mức giáo viên như sau:
- Vùng 1: Các xã khu vực II, khu vực III theo quy định hiện hành thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển; các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; các xã đảo, hải đảo, xã biên giới, xã an toàn khu theo quy định của Chính phủ;
- Vùng 2: Các xã khu vực I (trừ các phường, thị trấn) theo quy định hiện hành thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi;
- Vùng 3: Các phường, thị trấn thuộc khu vực I theo quy định hiện hành thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi và các xã, phường, thị trấn còn lại.
Trong đó, số lượng học sinh/lớp theo vùng để làm căn cứ giao hoặc phê duyệt số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục phổ thông như sau:
- Vùng 1: Bình quân 25 học sinh/lớp đối với cấp tiểu học; bình quân 35 học sinh/lớp đối với cấp trung học cơ sở, trung học phổ thông;
- Vùng 2: Bình quân 30 học sinh/lớp đối với cấp tiểu học; bình quân 40 học sinh/lớp đối với cấp trung học cơ sở, trung học phổ thông;
- Vùng 3: Bình quân 35 học sinh/lớp đối với cấp tiểu học; bình quân 45 học sinh/lớp đối với cấp trung học cơ sở, trung học phổ thông;
- Số lượng học sinh/lớp của trường phổ thông dân tộc nội trú và trường trung học phổ thông chuyên thực hiện theo quy định tại quy chế tổ chức và hoạt động.
Lưu ý: Việc xác định số lượng học sinh/lớp được tính cụ thể theo từng cơ sở giáo dục, không xác định theo đơn vị hành chính cấp xã, huyện, tỉnh.
- Căn cứ quy định chia vùng, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo cơ quan chuyên môn xác định các đơn vị cấp xã theo từng vùng làm căn cứ để tính định mức giáo viên cho các cơ sở giáo dục phổ thông.
- Đối với những trường hợp đặc biệt mà phải bố trí số lượng học sinh/lớp thấp hơn hoặc cao hơn so với mức bình quân theo vùng thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định định mức số lượng học sinh/lớp phù hợp với thực tế.
Như vậy, định mức giáo viên cho các cơ sở giáo dục phổ thông sẽ được chia theo từng vùng, từ Vùng 1 đến Vùng 3.