GDP quý 4 ước tính tăng 5,2% so với cùng kỳ năm trước, tuy cao hơn tốc độ tăng 4,6% của năm 2020 nhưng thấp hơn tốc độ tăng của quý 4 các năm 2011-2019.
GDP quý 4 ước tính tăng 5,2% so với cùng kỳ năm trước, tuy cao hơn tốc độ tăng 4,6% của năm 2020 nhưng thấp hơn tốc độ tăng của quý 4 các năm 2011-2019.
GDP (PPP): Giá trị của tất cả hàng hóa và dịch vụ được sản xuất trong một quốc gia trong một năm, được đo bằng giá cả địa phương và quy đổi sang một đơn vị tiền tệ chung (thường là USD).
Cách tính: Tổng giá trị tất cả hàng hóa và dịch vụ / Tỷ giá hối đoái theo sức mua tương đương.
So sánh mức sống: Phản ánh khả năng mua sắm thực tế của người dân trong một quốc gia, cho phép so sánh mức sống giữa các quốc gia một cách chính xác hơn.
Đánh giá sự phát triển kinh tế: Thể hiện mức độ phát triển kinh tế thực tế của một quốc gia, không phụ thuộc vào tỷ giá hối đoái biến động.
Xác định tiềm năng kinh tế: Giúp các nhà đầu tư và doanh nghiệp đánh giá tiềm năng kinh tế của các quốc gia khác nhau.
GDP bình thường: Giá trị của tất cả hàng hóa và dịch vụ được sản xuất trong một quốc gia trong một năm, được đo bằng giá trị thị trường của chúng.
Sự khác biệt: GDP (PPP) sử dụng giá cả địa phương, trong khi GDP bình thường sử dụng tỷ giá hối đoái thị trường để quy đổi sang một đơn vị tiền tệ chung.
Giả sử: 1 chiếc bánh mì ở Mỹ có giá 1 USD, ở Việt Nam có giá 10.000 VNĐ.
GDP bình thường: 1 chiếc bánh mì ở Mỹ có giá trị bằng 1 chiếc bánh mì ở Việt Nam (1 USD = 10.000 VNĐ).
GDP (PPP): 1 chiếc bánh mì ở Mỹ có giá trị gấp 10 lần 1 chiếc bánh mì ở Việt Nam (tính theo sức mua).
GDP (PPP) là một công cụ quan trọng để đo lường mức sống và sự phát triển kinh tế của một quốc gia. Tuy nhiên, cần lưu ý đến những hạn chế của nó khi sử dụng cho mục đích so sánh hoặc phân tích.
Nhóm phân tích của Chứng khoán DSC vừa xác định được Top 5 cổ phiếu mà chúng tôi tin là tốt nhất để các nhà đầu tư mua ngay bây giờ. 5 cổ phiếu này có thể tạo ra lợi nhuận vượt trội trong năm nay:
Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, ước tính tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2021 tăng 2,58% và đây cũng là mức tăng thấp nhất trong giai đoạn 2011-2021 do ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19.
Tổng cục Thống kê cho biết, ước tính GDP năm 2021 tăng 2,58% là kết quả từ quý I tăng 4,72%; quý II tăng 6,73%; quý III giảm 6,02% và quý IV tăng 5,22%. Tăng trưởng GDP năm nay thấp hơn cả năm 2020 do dịch Covid-19 ảnh hưởng nghiêm trọng tới mọi lĩnh vực của nền kinh tế, đặc biệt là trong quý III khi nhiều địa phương kinh tế trọng điểm phải đình trệ sản xuất để thực hiện giãn cách xã hội kéo dài phòng chống dịch bệnh.
Trong mức tăng chung của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,9%, đóng góp 13,97% vào tốc độ tăng của tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế. Khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 4,05%, đóng góp 63,80%. Khu vực dịch vụ tăng 1,22%, đóng góp 22,23%.
Nếu chỉ tính riêng quý IV/2021, GDP ước tính tăng 5,22% so với cùng kỳ năm trước nhưng đều thấp hơn quý IV của các năm trong giai đoạn trước đại dịch 2011-2019.
Nông nghiệp là trụ cột của nền kinh tế
Trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, năng suất của phần lớn cây trồng đạt khá so với năm trước, chăn nuôi tăng trưởng ổn định, kim ngạch xuất khẩu một số nông sản năm 2021 tăng cao góp phần duy trì nhịp tăng trưởng của cả khu vực.
Ngành nông nghiệp tăng 3,18%, đóng góp 0,29 điểm phần trăm vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế, ngành lâm nghiệp tăng 3,88%, đóng góp 0,02 điểm phần trăm và ngành thủy sản tăng 1,73%, đóng góp 0,05 điểm phần trăm.
Năm nay, hoạt động nông, lâm nghiệp và thủy sản diễn ra trong tình hình thời tiết tương đối thuận lợi, giúp năng suất cây trồng và chăn nuôi đạt khá. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của các biện pháp giãn cách xã hội kéo dài tại nhiều địa phương gây ảnh hưởng tới chuỗi cung ứng sản xuất – chế biến – tiêu thụ các sản phẩm nông, lâm nghiệp và thủy sản.
Dù vậy, kết quả sản xuất nông nghiệp năm 2021 của cả nước vẫn ở mức khá. Cụ thể, năng suất lúa ước đạt 60,6 tạ/ha, tăng 1,8 tạ/ha; sản lượng lúa đạt 43,88 triệu tấn, tăng 1,1 triệu tấn. Tuy nhiên, kết quả sản xuất một số cây hằng năm có sự giảm nhẹ như sản lượng ngô giảm 2,9% so với năm 2020; khoai lang giảm 11,2%; đậu tương giảm 9,5%...
Kết quả hoạt động năm 2021 của ngành nông nghiệp đã thể hiện rõ vai trò bệ đỡ của nền kinh tế, bảo đảm nguồn cung lương thực, thực phẩm, hàng hóa thiết yếu, là cơ sở quan trọng để thực hiện an sinh, an dân trong đại dịch.
Ngành công nghiệp chế biến chế tạo là động lực tăng trưởng chính
Trong khu vực công nghiệp và xây dựng, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục là động lực tăng trưởng của toàn nền kinh tế với tốc độ tăng 6,37%, đóng góp 1,61 điểm phần trăm vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế. Ngành sản xuất và phân phối điện tăng 5,24%, đóng góp 0,19 điểm phần trăm. Ngành khai khoáng giảm 6,21%, làm giảm 0,23 điểm phần trăm do sản lượng dầu mỏ thô khai thác giảm 5,7% và khí đốt thiên nhiên dạng khí giảm 19,4%. Ngành xây dựng tăng 0,63%, đóng góp 0,05 điểm phần trăm.
Đây là kết quả khởi sắc của ngành sau khi các địa phương trên cả nước thực hiện Nghị quyết 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19
Về ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, chỉ số tiêu thụ toàn ngành tháng 12/2021 tăng 5,9% so với tháng trước và tăng 7,9% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung năm 2021, chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 4,5% so với năm 2020 (năm trước tăng 3,3%).
Chỉ số tồn kho toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ước tính tới ngày 31/12/2021 tăng 0,1% so với cùng thời điểm tháng trước và tăng 21,9% so với cùng thời điểm năm trước (cùng thời điểm năm trước tăng 25,3%). Tỷ lệ tồn kho toàn ngành chế biến, chế tạo bình quân năm 2021 là 79,1% (năm 2020 là 71,9%).
Thương mại, dịch vụ hồi phục sau đại dịch
Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp từ cuối tháng 4 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động thương mại và dịch vụ. Tăng trưởng âm của một số ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn đã làm giảm mức tăng chung của khu vực dịch vụ và toàn bộ nền kinh tế.
Ngành bán buôn, bán lẻ giảm 0,21% so với năm trước, làm giảm 0,02 điểm phần trăm trong tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế, ngành vận tải kho bãi giảm 5,02%, làm giảm 0,3 điểm phần trăm, ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống giảm mạnh 20,81%, làm giảm 0,51 điểm phần trăm.
Trong quý IV/2021, hoạt động thương mại, vận tải trong nước, khách du lịch quốc tế dần khôi phục trở lại. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng quý IV/2021 tăng 28,1% so với quý trước; vận tải hành khách tăng 48,4%, luân chuyển hành khách tăng 51,3% và vận chuyển hàng hóa tăng 31,8%, luân chuyển hàng hóa tăng 28,4%; khách quốc tế đến nước ta tăng 62,7%.
Cụ thể, lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong Quý IV/2021 đạt 42.700 lượt người, tăng 62,7% so với quý III/2021 và giảm 12,4% so với cùng kỳ năm 2020. Tính chung năm 2021, khách quốc tế đến nước ta ước đạt 157.300 lượt người, giảm 95,9% so với năm trước.
Ngược lại, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, ngành y tế và hoạt động trợ giúp xã hội đạt tốc độ tăng cao nhất trong khu vực dịch vụ với mức tăng 42,75%, đóng góp 0,55 điểm phần trăm; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 9,42%, đóng góp 0,52 điểm phần trăm; ngành thông tin và truyền thông tăng 5,97%, đóng góp 0,36 điểm phần trăm.
Thị trường chứng khoán phát triển mạnh mẽ giữa đại dịch
Năm 2021, trong bối cảnh nền kinh tế gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã điều hành lãi suất phù hợp, tạo điều kiện để các tổ chức tín dụng tiếp tục giảm lãi suất cho vay, hỗ trợ nền kinh tế phục hồi. Tính đến 24/12. tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế đạt 12,97%.
Hoạt động kinh doanh bảo hiểm ổn định, ước tính cả năm 2021 doanh thu phí toàn thị trường bảo hiểm tăng 15,6% so với năm trước, trong đó doanh thu phí bảo hiểm lĩnh vực nhân thọ tăng 21,7%; lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ tăng 1,7%.
Thị trường chứng khoán phát triển mạnh với mức vốn hóa thị trường cổ phiếu năm 2021 tăng 45,5% so với cuối năm trước. Tính đến ngày 27/12/2021, giá trị giao dịch bình quân trên thị trường cổ phiếu đạt 26.526 tỷ đồng/phiên, tăng 257,5% so với bình quân năm trước. Giá trị giao dịch bình quân trên thị trường trái phiếu đạt 11.421 tỷ đồng/phiên, tăng 9,9%. Khối lượng giao dịch bình quân sản phẩm hợp đồng tương lai trên chỉ số VN30 trên thị trường chứng khoán phái sinh đạt 189.923 hợp đồng/phiên, tăng 21%.
Thu hút vốn đầu tư FDI hồi phục trong những tháng cuối năm
Vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội theo giá hiện hành năm 2021 đạt 2.891,9 nghìn tỷ đồng, tăng 3,2% so với năm trước, tuy đây là mức tăng thấp nhất trong nhiều năm qua nhưng là kết quả khả quan trong bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp trong nước và trên thế giới.
Trong khi vốn từ khu vực Nhà nước và khu vực có vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài giảm (lần lượt là 2,9% và 1,1%) so với năm trước thì vốn từ khu vực ngoài Nhà nước lại tăng mạnh 7,2% và chiếm tỉ trọng 59,5%.
Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) phục hồi, vốn đăng ký mới và vốn đăng ký tăng thêm tăng trở lại cho thấy nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục tin tưởng vào môi trường đầu tư Việt Nam.
Tính đến ngày 20/12/2021 bao gồm vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 31,15 tỷ USD, tăng 9,2% so với năm 2020.
Trong năm 2021 vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài có sự tăng nhẹ với 61 dự án được cấp mới giấy chứng nhận đầu tư với tổng số vốn của phía Việt Nam là 409,1 triệu USD, tăng 28,6% so với năm trước; có 22 lượt dự án điều chỉnh vốn đầu tư với tổng vốn điều chỉnh giảm 776 triệu USD.
Do tháng 12/2021, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đã điều chỉnh vốn giảm 1,2 tỷ USD của dự án thăm dò phát triển và khai thác dầu khí tại Nga. Nếu không tính dự án này, tổng vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài (vốn cấp mới và điều chỉnh) năm 2021 đạt 828,7 triệu USD.
Thu ngân sách Nhà nước vượt dự toán 13%
Nhờ hoạt động sản xuất kinh doanh của nền kinh tế tiếp tục phục hồi giúp cho thu ngân sách Nhà nước ước tính cả năm 2021 đạt 1.523,4 nghìn tỷ đồng và vượt dự toán năm 13,4% (tăng 180,1 nghìn tỷ đồng).
Chi ngân sách Nhà nước tập trung ưu tiên cho công tác phòng, chống dịch Covid-19, khắc phục thiên tai, đảm bảo quốc phòng, an ninh và hỗ trợ người dân gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh. Tổng chi ngân sách Nhà nước năm 2021 ước tính đạt 1.839,2 nghìn tỷ đồng, bằng 109% dự toán năm.
Về cơ cấu nền kinh tế năm 2021, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 12,36%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 37,86%; khu vực dịch vụ chiếm 40,95%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 8,83%.
Về sử dụng GDP năm 2021, tiêu dùng cuối cùng tăng 2,09% so với năm 2020; tích lũy tài sản tăng 3,96%; xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 14,01%; nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 16,16%.