Trước khi ông Hải bị kỷ luật khai trừ khỏi Đảng, đã có một loạt những dấu hiệu phần nào báo trước một tương lai gập ghềnh cho ông Hải.
Trước khi ông Hải bị kỷ luật khai trừ khỏi Đảng, đã có một loạt những dấu hiệu phần nào báo trước một tương lai gập ghềnh cho ông Hải.
Được chia làm ba cấp bậc chính: Hoàng hậu (thê, chính thất), Phi tần (thiếp, trắc thất) và các Tiểu chủ (tỳ thiếp). Họ là các “chủ tử” trong Hậu cung, được các Thái giám và Cung nữ hầu hạ. Một khi nhập cung và nhận sắc phong của Hoàng đế, họ sẽ sống cả đời trong Hậu cung, trừ một số trường hợp khi Hoàng đế qua đời được đặc cách xuất cung ở với con trai là Thân vương, Quận vương…
Nhà Thanh có 13 Hoàng đế và tổng cộng 25 Hoàng hậu (皇后) là vợ chính thống (chính thê) của Hoàng đế, vì vậy luôn luôn chỉ có một Hoàng hậu tại vị. Hoàng hậu được lập trong các trường hợp sau:
Trên danh nghĩa, Hoàng hậu là người thống lĩnh Hậu cung, quản lý tất cả các Phi tần, Nữ quan, Thái giám và Cung nữ, tuy đôi lúc quyền này thực sự thuộc về một Phi tần đắc sủng. Hoàng hậu được coi là Hoàng ngạch nương (mẹ) của tất cả các A-ka (Hoàng tử) và Cách Cách (công chúa) trong Hoàng cung. Đầu Triều Thanh, Hoàng hậu sống ở Cung Khôn Ninh, từ thời Ung Chính thì dọn sang một trong mười hai cung ở Hậu Cung.
Phi tần là vợ lẽ (thiếp, trắc thất) của Hoàng đế, cấp bậc dưới Hoàng hậu nhưng trên các Tiểu chủ (Quý nhân, Thường tại và Đáp ứng). Là vợ thứ chính thức của Hoàng đế, không giống như các bậc Tỳ thiếp (Quý nhân, Thường tại, Đáp ứng), việc sắc phong của Phi tần được tổ chức long trọng hơn các Tỳ thiếp, người chính thức cử hành chính, chủ trì là Hoàng đế và người sắp xếp là Hoàng hậu. Mỗi Phi tần là Cung chủ của một trong mười hai cung ở Hậu Cung, vì vậy khi Hoàng đế lật thẻ (chọn người hầu ngủ) của Phi tần nào thì sẽ ngự giá tới cung của Phi tần đó. Giống Hoàng hậu, số lượng của Phi tần tại vị trong một thời điểm được giới hạn. Cũng như Hoàng hậu, Phi tần được quyền nuôi con và được những người danh phận thấp hơn gọi là “nương nương”. Phi tần được lập trong các trường hợp sau:
Các Tiểu chủ là các Tú nữ được sắc phong khi mới nhập cung hoặc các Thị thiếp (tỳ thiếp không có danh phận) của các Hoàng đế trước khi đăng cơ, danh phận thấp hơn bậc Tần. Các Tiểu chủ thường chỉ ở tại các cung điện nhỏ hoặc phòng ốc trong mười hai cung của Hậu cung do các Phi tần làm chủ, vì vậy Hoàng đế khi lật thẻ Tiểu chủ nào Tiểu chủ đó sẽ được đưa tới Cung Càn Thanh (hay Điện Dưỡng Tâm) bằng “Ngự Liễn” (kiệu của vua). Con cái do các Tiểu chủ sinh ra sẽ được các Phi tần danh phận cao nuôi dưỡng. Không có giới hạn cho số lượng Tiểu chủ (như Khang Hi có tổng cộng 79 thê thiếp). Các Tiểu chủ không được gọi là nương nương.
Dưới các Tiểu chủ là bậc Quan nữ tử, là một Cung nữ được Hoàng Đế sủng hạnh. Quan Nữ Tử không được coi là một Chủ tử ở Hậu cung. Nếu được sủng ái, Quan nữ tử có thể được sắc phong các danh phận cao hơn như Đáp ứng, Thường tại, Quý nhân. Tuy nhiên, thực chất cấp bậc Quan nữ tử dường như ít sử dụng trong chốn cung đình nhà Thanh. Cấp bậc này đặt ra nhằm mục đích lựa chọn tiêu chuẩn tối thiểu của Cung nữ để xem xét đặc cách và sắc phong các bậc cao hơn.
Thái thượng hoàng (chữ Hán:太上皇), hay Thái thượng hoàng đế (太上皇帝), gọi tắt là Thượng Hoàng (上皇), là ngôi vị mang nghĩa là “vua bề trên” trong triều đình phong kiến.
Danh hiệu này chỉ được dùng từ khi nhường ngôi cho đến khi qua đời; sau khi qua đời thì dùng miếu hiệu, thụy hiệu.
Thông thường, thái thượng hoàng là một hoàng đế đã nhường ngôi cho con trai, cháu trai, hoặc em trai; tuy lui về làm thái thượng hoàng nhưng vẫn giữ quyền lực tối cao, như các vua nhà Trần, Mạc Thái Tổ, Hồ Quý Ly ở Việt Nam, các vua nhà Tống, Thanh Cao Tông ở Trung Quốc.
Cũng có trường hợp do buộc phải làm thái thượng hoàng, chỉ còn danh vị chứ không còn quyền lực như Đường Huyền Tông Lý Long Cơ (Trung Quốc) hay vua Lê Dụ Tông bị chúa Trịnh Cương ép phải nhường ngôi, Lê Ý Tông bị Trịnh Doanh ép nhường ngôi cho Lê Hiển Tông (Việt Nam). Các vua Đường Cao Tổ Lý Uyên và Đường Duệ Tông Lý Đán tự mình rút lui, giao toàn bộ triều chính cho các con là Đường Thái Tông và Đường Huyền Tông khi các vua mới có thực lực mạnh để cai trị.
Trong lịch sử Việt Nam, nhà Trần là triều đại có truyền thống các hoàng đế nhường ngôi khi con trai đã trưởng thành để về làm thái thượng hoàng. Nhà Hồ cũng theo nếp này và đời vua đầu tiên là Hồ Quý Ly thực hiện việc truyền ngôi lên làm thái thượng hoàng, nhưng triều đại không tồn tại lâu nên không kéo dài được nếp truyền nối.
Thái hậu là ngạch nương (mẹ đẻ-mẫu phi) hay Hoàng ngạch nương (mẹ đích-mẫu hậu) của Hoàng Đế sau khi được sắc phong/thụy phong.
Thái hậu có quyền lực lớn hơn Hoàng hậu (có quyền tuyển chọn Hoàng Hậu) nhưng thường không trực tiếp can dự chuyện Hậu cung. Không giống như Hoàng hậu, có thể có nhiều hơn một Thái hậu tại vị một lúc (ví dụ đời vua Đồng Trị với Từ An Thái Hậu và Từ Hi Thái Hậu).
Nếu Hoàng hậu của Tiên đế nhưng không phải là mẹ ruột của Hoàng đế thì sẽ phong là Mẫu Hậu Hoàng thái hậu. Nếu Phi tần của Tiên đế mà là mẹ ruột của Hoàng đế thì được phong là Thánh Mẫu Hoàng thái hậu.
Phi tần của Hoàng Đế đời trước (Thiên đế) mà không phải là mẹ đẻ của đương kim Hoàng đế thì được phong một trong các danh hiệu (từ cao đến thấp): Hoàng quý thái phi, Thiên Hậu, Võ Hậu, Quý thái phi, Thái phi, Thái tần…. Nếu họ có con trai được phong tước thì có thể được đặc cách dọn tới ở Vương phủ ở cùng con, nếu không sẽ ở Từ Ninh Cung.
Nếu không có Thái hậu thì một Thái phi đứng đầu có thể trực tiếp cai quản Hậu cung và lựa chọn Hoàng hậu (như Cẩn thái phi đời Phổ Nghi, Tĩnh quý thái phi đời Hàm Phong).
Hôm nay 16/5, cựu Bí thư Thành ủy TP HCM Lê Thanh Hải đã bị Ban Chấp hành Trung ương Đảng cách tất cả các chức vụ từng nắm giữ.
Thông tin được công bố qua thông cáo của Văn phòng Trung ương Đảng tại Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa 13.
Theo đó, ông Lê Thanh Hải đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương, quy chế làm việc.
Ông bị quy là thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, để xảy ra nhiều vi phạm, khuyết điểm tại Đảng bộ, chính quyền TP HCM, gây hậu quả rất nghiêm trọng, nguy cơ thiệt hại, thất thoát, lãng phí rất lớn tiền, tài sản của Nhà nước; để xảy ra nhiều vụ án hình sự, trong đó có vụ án rất nghiêm trọng, nhiều cán bộ, đảng viên vi phạm pháp luật, bị kỷ luật, xử lý hình sự, gây dư luận xấu, bức xúc, ảnh hưởng rất xấu đến uy tín của tổ chức đảng và chính quyền thành phố.
Trước đó, theo Ủy ban Kiểm tra Trung ương, sai phạm của ông Hải được xác định là có liên quan tới các vụ án tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và Công ty Cổ phần Tiến bộ Quốc tế (AIC).
Những chức vụ ông Hải bị tước bỏ bao gồm:
Về chức vụ Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh nhiệm kỳ 2010 – 2015, ông Hải đã bị cách chức từ năm 2020 do những sai phạm liên quan tới dự án khu Đô Thị Mới Thủ Thiêm.
Trước đó, theo quy trình kỷ luật đảng viên cấp cao, trường hợp của ông Lê Thanh Hải đã được Ủy ban Kiểm tra Trung ương báo cáo và đề nghị Bộ Chính trị kỷ luật.
Sau khi xem xét, Bộ Chính trị đã đề nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng kỷ luật theo quy định của Đảng.
Theo Khoản 9 Điều 2 Quy định 69-QĐ/TW năm 2022 quy định về nguyên tắc xử lý kỷ luật Đảng viên, đảng viên sẽ bị khai trừ ra khỏi Đảng khi vi phạm pháp luật đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự.
Do đó, việc ông Hải chỉ bị cách chức mà không bị khai trừ có thể hiểu rằng Đảng đã đánh giá những sai phạm của ông Hải không tới mức xử lý hình sự.
Ngoài ông Hải, có ông Lê Hoàng Quân và ông Nguyễn Thành Phong cũng có sai phạm được xác định có liên quan đến Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và Công ty Cổ phần Tiến bộ Quốc tế (AIC).
Hai ông này đã bị Bộ Chính trị kỷ luật cảnh cáo vào ngày 14/5.
Cũng trong thông cáo nói trên của Văn phòng Trung ương Đảng, có hai người khác bị Ban Chấp hành Trung ương Đảng kỷ luật khai trừ khỏi Đảng, là:
Cả hai ông Thái và Dũng đều đã bị khởi tố, tạm giam trước đó.
Hôm 14/5, ông Phạm Thái Hà, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, trợ lý Chủ tịch Quốc hội, cũng đã bị Ban Bí thư khai trừ khỏi Đảng.