Nội dung chương trình Mầm non sẽ được các chuyên gia của Vic Group thiết kế dựa trên nền tảng tích hợp các nghiên cứu khoa học hiện đại mang tính hệ thống của chương trình giáo dục mầm non Mỹ, Anh và Singapore với 06 lĩnh vực học tập cốt lõi nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện
Nội dung chương trình Mầm non sẽ được các chuyên gia của Vic Group thiết kế dựa trên nền tảng tích hợp các nghiên cứu khoa học hiện đại mang tính hệ thống của chương trình giáo dục mầm non Mỹ, Anh và Singapore với 06 lĩnh vực học tập cốt lõi nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện
Nội dung của chương trình đào tạo ngành Giáo dục Mầm non (Mã ngành: 7140201) tại Trường Đại học Tây Bắc là trau dồi cho sinh viên các kiến thức chuẩn kiến thức của giáo viên mầm non như: nắm vững mục tiêu dạy học, chương trình, nội dung chăm sóc, giáo dục trẻ ở bậc mầm non, có kiến thức để dạy tốt tất cả các lĩnh vực phát triển, các khối lớp ở bậc mầm non. Đặc biệt, sinh viên của ngành Giáo dục Mầm non sẽ thực hiện đóng học phí theo quy định và được hưởng chính sách hỗ trợ đóng học phí, chi phí sinh hoạt 3.630.000 VNĐ/tháng đối với sinh viên sư phạm. Bên cạnh đó, sinh viên được trang bị các phương pháp để giảng dạy chương trình mầm non theo quan điểm tích hợp, có phương pháp đánh giá sự phát triển của trẻ theo yêu cầu đổi mới cách đánh giá sự phát triển ở trẻ mầm non của ngành giáo dục; cập nhật thường xuyên kiến thức về đổi mới giáo dục mầm non nhằm vận dụng vào thực tiễn chăm sóc, giáo dục trẻ ở trường mầm non. Sau khi tốt nghiệp sinh viên có thể tham gia các vị trí việc làm như: Giáo viên tại các trường mầm non, chuyên viên về lĩnh vực giáo dục mầm non tại các phòng, sở giáo dục và đào tạo, các cơ quan, tổ chức nghiên cứu và tư vấn phát triển giáo dục mầm non và một số lĩnh vực khác.
Trong quá trình hợp tác với các trường mầm non ở Bắc Mỹ và nhiều nước khác trên toàn thế giới, chúng tôi đã có cơ hội để nói chuyện và mạng lưới với hàng trăm nhà lãnh đạo và chuyên gia chăm sóc trẻ nhỏ mỗi ngày.
Gần đây, cả HiMama ở Bắc Mỹ và KidsOnline ở Việt Nam, chúng tôi đều quan sát thấy có ba xu hướng chính trong giáo dục mầm non đang nổi lên và trở nên phổ biến trong các trường mẫu giáo, các cơ sở giáo dục mầm non và các tổ chức giáo dục sớm khác:
1. Xu hướng chuyên nghiệp hóa giáo dục mầm non
Khi ngày càng có nhiều phụ huynh, các nhà quản lý, nhà nghiên cứu và các phương tiện truyền thông hiểu được tầm quan trọng của giáo dục mầm non, các trường mần non đang ngày càng nỗ lực để hướng tới đạt được những tiêu chuẩn cao về chất lượng. Cách đặt vấn đề truyền thống về chăm sóc trẻ chỉ nhằm phục vụ mục đích “giữ trẻ” cho cha mẹ có thể yên tâm đi làm, không còn được chấp nhận nữa. Phụ huynh và xã hội ngày càng đòi hỏi các cơ sở giáo dục mầm non và nhà trẻ phải cung cấp được chương trình học tập sớm cập nhật và linh hoạt. Trường mầm non phải tạo được môi trường kích thích học tập cho trẻ em, và điều này cũng đòi hỏi nhiều hơn từ nhà trường, đòi hỏi giáo viên có trình độ cao hơn, có năng lực đưa vào sử dụng các chương trình giáo dục sớm có tính linh hoạt và ứng dụng công nghệ. Động thái này cũng đồng nghĩa với việc các giáo viên mầm non được kỳ vọng phải đat tới các tiêu chuẩn cao hơn, có nhiều chứng chỉ đào tạo hơn và thu nhập của họ cũng được kỳ vọng là sẽ tăng tương xứng!
2. Xu hướng áp dụng chương trình giáo dục linh hoạt
Một trong ba xu hướng lớn trong giáo dục mầm non là xu hướng áp dụng những chương trình linh hoạt. Các quốc gia đi đầu trong xu hướng này đang chuyển hướng từ phương thức giáo dục truyền thống với cách giảng dạy theo giáo trình cứng nhắc và theo quy tắc, sang mô hình giáo dục linh hoạt, trong đó các cô giáo nhận định khả năng riêng của từng học sinh để áp dụng chương trình dạy và học cá thể hoá cho học sinh đó. Phương pháp sư phạm mới này đã được đem lại kết quả tốt hơn trong giáo dục trẻ trong những năm đầu đời. Giáo án linh hoạt hoạt hơn cũng đòi hỏi các giáo viên phải có tay nghề cao hơn và có khả năng cá thể hóa kế hoạch học tập cho học sinh của họ. Điều này đồng thời cũng đang củng cố xu hướng chuyên nghiệp hóa trong giáo dục mầm non.
3. Xu hướng ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục mầm non
Trong những năm gần đây, mức độ áp dụng và chấp nhận ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục mầm non đã trở nên phổ biến hơn và sâu rộng hơn bao giờ hết. Giáo viên, phụ huynh, cơ quan quản lý nhà nước ở nhiều nơi trên thế giới đều đã ghi nhận rằng ứng dụng công nghệ là hết sức cần thiết trong giáo dục mầm non, nhất là các ứng dụng trên nền điện toán đám mây và ứng dụng trên điện thoại thông minh như HiMama ở Bắc Mỹ và KidsOnline ở Việt Nam. Ngày nay với các bước tiến như vũ bão trong công nghệ nói chung, công nghệ trong trường mầm non càng ngày càng trở nên dễ tiếp cận hơn và giá cả phải chăng. Ví dụ, máy tính bảng giá rẻ giúp cô giáo mầm non dễ dàng ứng dụng công nghệ quản lý lớp, kết nối thông tin với phụ huynh, giao tiếp đa chiều với phụ huynh và đồng nghiệp qua ứng dụng thông minh và các phần mềm khác, giúp giảm tải công tác quản lý lớp và tăng chất lượng giáo dục mầm non.
Tổ hợp môn: M00: 19.0 M05: 19.0 M07: 19.0 M13: 19.0
- Đăng ký xét tuyển theo điểm thi tốt nghiệp THPT 2023 có điểm môn năng khiếu đạt 6,5 trở lên.
- Điểm chuẩn trung bình năm 2022: 19.0.
- Tổng điểm trung bình chung của 3 môn học đăng ký xét tuyển trong 5 HK: HK1 và HK2 lớp 10, HK1 và HK2 lớp 11 và HK2 lớp 12.
+ Điểm chuẩn trung bình năm 2022: 22.5 điểm.
+ Thí sinh đăng ký xét tuyển có học lực lớp 12 xếp loại Giỏi hoặc điểm xét tốt nghiệp THPT năm 2023 ≥ 8,0 và điểm môn năng khiếu ≥ 6,5.
- Xét tuyển thí sinh dự hoàn thành chương trình dự bị đại học có kết quả rèn luyện đạt loại Khá trở lên với tổng điểm tổng kết 3 môn học ≥ 21 điểm. Trong đó, điểm tổng kết của môn Ngữ văn hoặc Toán ≥ 8,0 và không có môn nào trong tổ hợp xét tuyển có điểm < 6,5.
Xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển các đối tượng thí sinh theo quy chế của Bộ GD-ĐT và quy định của trường.