Phố Cổ Tam Chúc Ở Đâu

Phố Cổ Tam Chúc Ở Đâu

Là nét đặc trưng văn hóa của Việt Nam , phố cổ Hà Nội với vẻ đẹp trầm mặc, cổ kính là điểm đến lý tưởng của khách du lịch trong và ngoài nước. Ngày nay, phố cổ ngày càng được đầu tư , khai thác và phát triển du lịch. Vậy phố cổ Hà Nội ở đâu, nằm ở quận nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài chia sẻ dưới đây.

Là nét đặc trưng văn hóa của Việt Nam , phố cổ Hà Nội với vẻ đẹp trầm mặc, cổ kính là điểm đến lý tưởng của khách du lịch trong và ngoài nước. Ngày nay, phố cổ ngày càng được đầu tư , khai thác và phát triển du lịch. Vậy phố cổ Hà Nội ở đâu, nằm ở quận nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài chia sẻ dưới đây.

Hanoi Paradise Center Hotel & Spa

Địa chỉ: 22/5 Hàng Vôi, phường Lý Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm

Địa chỉ: 43A Bát Sứ, phường Hàng Bồ, quận Hoàn Kiếm

Địa chỉ: 136 Hàng Trống, phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm

Giá tham khảo: từ 3.470.000 đồng/đêm

Địa chỉ: 51-53 Bát Sứ, phường Hàng Bồ, quận Hoàn Kiếm

Phố cổ Hà Nội có vị trí rất quan trọng trong lịch sử hình thành và phát triển thủ đô Thăng Long – Hà Nội, nơi chứa đựng rất nhiều di sản văn hóa, nghệ thuật, kiến trúc, cũng như lịch sử to lớn. Đến thăm phố cổ Hà Nội là bạn đang chiêm ngưỡng niềm tự hào bao đời của người dân Hà thành. Đừng quên truy cập

Có tận 1001 lý do để bạn tham gia

ngay và luôn. Hãy cùng mở khoá ưu đãi độc quyền dành cho người dùng App, đọc thêm tin tức hấp dẫn và kết nối với #teamKlook cùng sở thích nhé.

Nhập Mã BETTERONAPP DÀNH CHO NGƯỜI DÙNG MỚI

Ưu đãi lên đến 230K dành cho người dùng mới của ứng dụng Klook.

Bạn sẽ du lịch Phố cổ Hà Nội với ai nè?

Tam Chúc là một khu du lịch quốc gia ở Việt Nam, ở đây có chùa Tam Chúc là chùa được nhiều báo chí Việt Nam coi là chùa lớn nhất thế giới.[1] Toàn khu vực rộng 5.100 ha, bao gồm hệ thống các công trình văn hóa thể thao được xây dựng mới gắn với hồ Tam Chúc nằm ở phường Ba Sao và xã Khả Phong, thị xã Kim Bảng, tỉnh Hà Nam. Chủ đầu tư là doanh nghiệp Xuân Trường của ông Nguyễn Văn Trường ở Ninh Bình với chi phí là 11 ngàn tỷ đồng.[2]

Từ thành phố Phủ Lý, theo đường quốc lộ 21 đi khoảng 12 km thì đến hồ Tam Chúc với diện tích tới 545ha. Đi từ Hà Nội đi Quốc lộ 1 hoặc theo tuyến đường Mỹ Đình - Ba Sao - Bái Đính (hiện được nâng cấp thành quốc lộ 21C) đến khu du lịch khoảng 60 km. Cách chùa Hương khoảng 8 km.

Theo quy hoạch, khu du lịch quốc gia Tam Chúc sẽ có diện tích vùng lõi là 4.000 ha. Khu du lịch quốc gia Tam Chúc thuộc thị trấn Ba Sao và 3 thôn Vồng, Khuyến Công và Khả Phong thuộc xã Khả Phong, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam. Khu du lịch sẽ phát triển 6 khu chức năng gồm khu trung tâm đón tiếp, khu văn hóa tâm linh Tam Chúc, khu bảo tồn tự nhiên Quèn Vồng và hồ Tam Chúc, khu nghỉ dưỡng chăm sóc sức khỏe và du lịch cộng đồng Tam Chúc, khu sân golf Kim Bảng và hồ Ba Hang và trung tâm dịch vụ hậu cần phục vụ hoạt động khu du lịch tại Thị trấn Ba Sao.[3]

Nơi đây là vùng ngập nước núi đá vôi, trong khu vực và lân cận có nhiều di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh như: động Vòng, chùa Bà Đanh, đền Trúc, miếu Trung, chùa Đặng Xá, đền Bạch Mã, miếu Bóng Bà, Động Thủy, động Lim, động Chùa, đền Lê Chân, chùa Ông, chùa Tam Giáo, chùa Kiêu, chùa Vân Mộng.[4]

Khu du lịch hồ Tam Chúc có vị trí đặc biệt là gạch nối giữa Khu du lịch Chùa Hương với khu bảo tồn thiên nhiên Vân Long, chùa Bái Đính, Tràng An, Tam Cốc tạo thành một quần thể các khu du lịch sinh thái vùng ngập nước.

Liên kết phát triển tuyến du lịch chùa Hương (Hà Nội) - Tam Chúc (Hà Nam) - chùa Bái Đính (Ninh Bình) là ý tưởng đã được Tổng cục Du lịch và các tỉnh, thành phố Hà Nội, Hà Nam, Ninh Bình lên kế hoạch thực hiện. Một con đường thẳng nối từ chùa Hương sang Tam Chúc rồi đi thẳng đến chùa Bái Đính đã được quy hoạch xây dựng, chỉ dài có hơn 20 km đồng thời sẽ biến chùa Hương - Tam Chúc - chùa Bái Đính trở thành tuyến du lịch tâm linh lớn nhất Việt Nam.

Tại làm việc về công tác tổ chức Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc năm 2019 vào ngày 5/12/2018, Thủ tướng chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã đồng ý để Hà Nam phối hợp với các địa phương liên quan lập hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận quần thể Tam Chúc (Hà Nam)-Chùa Hương (Hà Nội)-Vân Long (Ninh Bình)-Đồng Tâm (Hòa Bình) trở thành di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, và giao Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan nghiên cứu đề xuất, báo cáo Thủ tướng theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa.[5]

Đình Tam Chúc hiện nay là một công trình kiến trúc được phục dựng giữa lòng hồ Tam Chúc. Đình làng Tam Chúc nằm trên một hòn đảo nhỏ với một lối đi vào bằng đường bộ. Đình Tam Chúc nhỏ, mang kiến trúc đặc trưng của đình đền Bắc Bộ. Đình làng Tam Chúc xưa thờ Hoàng hậu nhà Đinh Dương Thị Nguyệt, Đinh Tiên Hoàng Đế và thần Bạch Mã. Sự tích cho biết rằng khi Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân, đã đến vùng Kim Bảng ngày nay chiêu mộ binh mã, tích trữ lương thảo đã tiến đến đền thần Linh Lang Bạch Mã cầu đảo. Khi lên ngôi Hoàng đế, Đinh Tiên Hoàng lệnh cho dân Kim Bảng lập đền thờ Thần Linh Lang Bạch Mã.[6][7]

Theo Ngọc phả làng Đặng Xá, Kim Bảng, tỉnh Hà Nam, thì khi Trần Lãm mất, Đinh Bộ Lĩnh đem tướng sĩ về Hoa Lư chiêu mộ hào kiệt đi dẹp loạn 12 sứ quân. Ngài đã được vợ chồng vị hào trưởng Dương Đỉnh và vợ tên là Đặng Thị Kính (vốn người Đặng Xá, Kim Bảng) gả con gái tên là Dương Thị Nguyệt về làm vợ và đã sinh ra con gái Đinh Thị Ngọc. Đinh Bộ Lĩnh đã về Kim Bảng lập đồn trại và truyền hịch Cần Vương dẹp giặc và đã có trên 600 người ứng mộ cùng với 180 tráng đinh thuộc các xã Văn Xá, Đồng Hóa, Khả Phong, Ba Sao. Bình được 12 sứ quân thống nhất đất nước, đón Dương Nguyệt Nương về kinh đô Hoa Lư lập làm Hoàng hậu. Bà Hoàng hậu quê Hà Nam cũng chính là người đã truyền dạy trò Xuân Phả hiện còn lưu giữ đến ngày nay ở Thanh Hóa.[8] Tại di tích Nghè Xuân Phả ở xã Xuân Trường, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa Hoàng hậu Dương Thị Nguyệt cũng được người Việt đúc tượng thờ cùng Đại Hải Long Vương với vai trò là người truyền dạy trò Xuân Phả cho dân làng.[9]

Khi Đinh Tiên Hoàng mất, Hoàng hậu Dương Thị Nguyệt cùng công chúa Ngọc Nương đã trở về quê hương Đặng Xá giúp dân Kim Bảng dựng chùa, trồng cấy và ổn định cuộc sống. Sau này khi Lê Hoàn lên ngôi Hoàng đế, đã truyền chỉ cho thiên hạ cứ nơi nào vua Đinh Tiên Hoàng đã lập đồn trại… thì đều được rước sắc về lập đền thờ cúng. Riêng tại Hà Nam có đền Lăng ở Thanh Liêm, miếu Thượng ở Đồng Lạc, đình Lạc Nhuế ở xã Đồng Hóa, đền Đặng Xá ở xã Văn Xá, Kim Bảng, đền Ung Liêm ở Phủ Lý, đình Yến ở xã Thanh Hà,... là những di tích thờ Vua Đinh.

Chùa Tam Chúc cổ được xây dựng từ thời nhà Đinh, gắn với truyền thuyết "Tiền Lục nhạc - hậu Thất Tinh".[10] Theo đó, trên dãy núi 99 ngọn nằm ở phía Tây Nam hướng về chùa Hương có 7 ngọn núi gần làng Tam Chúc. Tích xưa kể lại cả bảy ngọn núi này đều xuất hiện một đốm sáng lớn tựa như 7 ngôi sao, sáng suốt đêm ngày. Ánh sáng lung linh từ trên cao rọi xuống một vùng rộng lớn. Dân làng gọi đó là núi "Thất Tinh" và ngôi chùa ở đây được gọi là chùa "Thất Tinh". Sau đó, có người đến núi Thất Tinh đục đẽo, hòng lấy đi 7 ngôi sao đặc biệt đó. Họ chất củi thành đống lớn và đốt nhiều ngày khiến cho 4 ngôi sao bị mờ dần đi, cuối cùng chỉ còn lại 3 ngôi sao. Vì thế, chùa "Thất Tinh" sau này được đổi thành chùa "Ba Sao" và thị trấn Ba Sao (Kim Bảng) cũng được lấy tên gọi từ tích ấy.[11] Chùa Tam Chúc thờ những vị quốc sư có công phát triển Phật giáo Việt Nam như: Sư Tổ Đạt ma[12]; Thiền sư Khuông Việt; thiền sư Đỗ Pháp Thuận; Thiền sư Nguyễn Minh Không; Hòa thượng Thích Thanh Tứ.

Theo thượng toạ Thích Minh Quang, Phó Chánh Văn phòng TƯ GHPGVN: "Quốc sư Nguyễn Minh Không thời Lý (1066-1141) đi theo men theo núi từ Ninh Bình đến Mỹ Đức (Hà Nội) tìm cây thuốc cứu dân độ thế. Ngài đi đến đâu thấy có hang động đẹp thì lại xây chùa bái Phật. Ngày nay, Giáo hội Phật giáo Việt Nam cùng doanh nghiệp Xuân Trường đã xây dựng tuyến du lịch tâm linh Con đường Phật giáo dài hơn 100km bằng việc kết nối 3 quần thể di tích và danh lam thắng cảnh chùa Hương, chùa Tam Chúc, chùa Bái Đính theo con đường hành hương của Quốc sư Nguyễn Minh Không".[13] Dưới thời Lý, Quốc sư Nguyễn Minh Không đã về Hà Nam mở rộng chùa Tam Chúc và hành đạo cứu người.

Chùa Tam Chúc mới hiện nay được xây dựng với các hạng mục cổng Tam Quan, Vườn cột kinh, điện Quan Âm, điện Pháp Chủ, điện Tam Thế và Tháp Ngọc.[14] Chùa nằm ở phía Tây và nhìn ra hồ Tam Chúc.

Đền Tứ Ân là nơi thờ cư sĩ Phật tử Diệu Liên, tức bà Phạm Thị Lan, sinh năm 1961, mất năm 2018. Bà là người vợ quá cố của đại gia Nguyễn Văn Trường – Giám đốc Công ty Xây dựng Xuân Trường, Chủ đầu tư khu du lịch tâm linh Tam Chúc.[16] ngôi đền được xây hoành tráng chếch bên phải Điện Tam Thế, tâm điểm của chùa Tam Chúc. Đền Tứ Ân được xây dựng với lối kiến trúc không giống như bất kỳ ngôi đền nào tại Việt Nam. Ngôi đền này gồm hai tầng, tầng 1 là nơi tiếp các đoàn khách, ở giữa đặt bức tượng phật. Theo lời giới thiệu của nhà đền, bà là người có công lớn trong việc tôn tạo, xây dựng và quản lý Quần thể danh thắng Tràng An – Bái Đính (Ninh Bình), để được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thiên nhiên Thế giới vào năm 2014 và là người có công xây dựng những ngôi chùa lớn như chùa Tam Chúc (Hà Nam), các ngôi chùa tại quần thể Tràng An – Bái Đính như: chùa Vàng, chùa Bạc, chùa Báo Hiếu, chùa Thiên Phúc, chùa Am Tiên, các ngôi chùa trên quần đảo Trường Sa,…[17]

Tuy nhiên, từ việc chùa Tam Chúc thờ bà Phạm Thị Lan trong đền Tứ Ân, PGS.TS Trần Lâm Biền chỉ ra một hiện trạng khi xã hội phát triển thì càng chịu sự chi phối của đồng tiền, điều đó thấy rõ nhất trong vấn đề văn hóa tâm linh. Vì thế, chuyên gia nghiên cứu văn hóa tín ngưỡng tôn giáo Việt Nam PGS-TS Trần Lâm Biền khẳng định, chùa Tam Chúc không nằm trong hệ thống văn hóa tôn giáo của Việt Nam mà thực chất đây chỉ là công trình xây dựng do cá nhân tạo ra nên việc xây như nào, thờ ai trong đó là do người bỏ tiền ra quyết định chứ không ảnh hưởng đến văn hóa dân gian của người Việt, cũng không thể coi đây là ngôi chùa mang bản sắc văn hóa Việt Nam.[18]

"Từ góc độ quản lý nguồn lực của đất nước, trong bối cảnh hiện nay việc dành hàng nghìn ha đất cho nhà đầu tư một dự án tâm linh thật quá lãng phí, cần xem xét lại. Hiện, khung pháp luật vẫn chưa có quy định cụ thể về dự án tâm linh. Vì vậy, đang có sự lách luật, lợi dụng núp bóng dự án tâm linh để kinh doanh. Thực tế chứng minh tại những dự án này, diện tích xây chùa chỉ chiếm một phần, còn lại để dành cho các dự án nghỉ dưỡng, sòng bài."[19]

"Rất nhiều người đặt câu hỏi chủ đầu tư bỏ hàng chục nghìn tỷ đồng vào các dự án tâm linh thì nguồn vốn từ đâu, lợi nhuận thu như thế nào? Song, tới nay vẫn chưa có sự công khai minh bạch về các dự án này.

Cách mạng khoa học công nghệ đang phát triển như vũ bão, trong khi doanh nghiệp các nước khác đổ tiền vào đầu tư ở lĩnh vực khoa học công nghệ, thì doanh nghiệp của chúng ta lại đổ xô đầu tư vào tâm linh vào đền chùa. Chính phủ và chính quyền địa phương có thái độ như thế nào về hoạt động đầu tư này?

Việc cấp tới 5.000ha cho một dự án tâm linh so với việc cấp đất để đầu tư cho bệnh viện, trường học, nhà ở công nhân, nhà ở xã hội cho người nghèo đã hợp lý chưa? Tất cả vấn đề này cần phải có câu trả lời rõ ràng, tránh hậu quả đầu tư vào lĩnh vực tâm linh ồ ạt, gây lãng phí cho Nhà nước."[19]

Cần xem lại việc giao hàng ngàn héc-ta đất cho doanh nghiệp làm khu du lịch tâm linh có đúng quy định pháp luật hay không? Nếu đó là đất của nhà nước phải đấu giá sòng phẳng theo thị trường. Còn đất của người dân muốn giao doanh nghiệp phải có sự thỏa thuận giữa doanh nghiệp và người dân. Giá đất cũng phải tương đương với giá thị trường, tránh việc lấy danh nghĩa nhà nước để áp đặt mức giá rẻ bèo buộc người dân phải giao đất cho doanh nghiệp.

Giao cho doanh nghiệp nhiều ngàn héc-ta đất một cách vô tội vạ để doanh nghiệp tự tung tự tác để họ xây dựng đủ thứ làm phá vỡ cảnh quan, môi trường… là không thể chấp nhận được. Nhu cầu tâm linh của người dân là có, nhưng việc quảng bá nhưng khu du lịch tâm linh như hiện nay là vấn đề rất đáng báo động. Đó không phải là tín ngưỡng mà là sự mê tín thái quá."[20]

Cho nên, tôi không đồng tình với chuyện chạy theo các công trình bề thế, hoành tráng". Thực tế, ở Việt Nam có không ít nơi chưa có trạm y tế khám bệnh, thiếu trường học cho trẻ em. Vẫn còn đó những cây cầu mà mỗi khi đi qua là chấp nhận đánh đu với tử thần. Những con đường quanh năm lầy lội. Những trẻ em dân tộc thiếu cơm, thiếu áo trong mùa đông lạnh cắt da cắt thịt. Còn biết bao những mảnh đời bất hạnh do bệnh tật không có thuốc chữa đành nằm chờ chết. Những người già cô thế cô thân không nơi nương tựa...[22]

Không gian thiên nhiên rộng lớn, đa dạng sản phẩm, dịch vụ, nhất là các phòng hội nghị với sức chứa từ 100-2000 người, đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp… Khu du lịch Tam Chúc là địa điểm lý tưởng để tổ chức các tour du lịch MICE.

Lợi thế đón các đoàn khách MICE số lượng lớn

Trong khuôn khổ chương trình Khảo sát, giới thiệu sản phẩm du lịch và Hội nghị xúc tiến đầu tư phát triển du lịch Hà Nam 2024, do UBND tỉnh Hà Nam tổ chức ngày 17-18/10/2024, tối 17/8, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Nam phối hợp với Câu lạc bộ Lữ hành Unesco Hà Nội và các đơn vị liên quan tổ chức Tọa đàm “Kết nối toàn diện sản phẩm Tam Chúc 2024-2025”.

Mở đầu Tọa đàm, ông Trần Thanh Sáng, Giám đốc kinh doanh Công ty Du lịch dịch vụ Chân Tâm quản lý Khu du lịch Tam Chúc cho biết, Khu du lịch Tam Chúc được xây dựng từ năm 2013, đến năm 2019 chính thức được đưa vào khai thác du lịch. Dự án này sẽ còn được tiếp tục đầu tư các hạng mục khác cho đến năm 2045.

Khu du lịch Tam Chúc nằm trong quần thể du lịch gắn liền với con đường di sản trong tương lai Tập đoàn Xuân Trường hy vọng sẽ tạo ra để khai thác tại khu vực miền Bắc, đặc biệt gắn liền với Hoa Lư, Khu du lịch Bái Đính (Ninh Bình), cũng như gắn với các sản phẩm du lịch tâm linh lâu đời của Hà Nội như chùa Hương.

6 năm đầu khai thác, sản phẩm lõi của Khu du lịch Tam Chúc chủ yếu là sản phẩm du lịch tâm linh. Khu du lịch cách Hà Nội chừng 60 km nên rất thuận tiện cả đường bay và đường bộ để triển khai đón khách cả nước cũng như khách quốc tế từ các sân bay ở Hà Nội và Hải Phòng về Khu du lịch Tam Chúc.

Bên cạnh đó, Khu du lịch Tam Chúc nằm trong quần thể có chùa Hương, khu Tam Cốc – Bích Động, Tràng An, Bái Đính và các sản phẩm du lịch phụ trợ khác như Khê Cốc hay sân gôn Tràng An trong cùng hệ sinh thái của Tập đoàn Xuân Trường…

Đồng thời, đây cũng là điểm đến du lịch sau này sẽ kết nối được với khu du lịch chùa Hương với những con đường liên hoàn đến khu du lịch chùa hương chỉ 5 km.

“Chúng tôi hy vọng sự đa dạng, tiềm năng kết nối với các sản phẩm khác sẽ là chất liệu để các doanh nghiệp du lịch tạo nên các cung đường tour, sản phẩm du lịch tâm linh đầu năm cũng như các sản phẩm mang tính trải nghiệm của Hà Nam – Ninh Bình – Hà Nội”, ông Trần Thanh Sáng chia sẻ.

Ngoài các sản phẩm lõi đã khai thác 6 năm qua, Khu du lịch Tam Chúc đã da dạng hóa tệp khách hàng cũng như giúp các công ty du lịch có chất liệu xây dựng nhiều tour, hành trình hấp dẫn du khách trong mùa thấp điểm với không chỉ sản phẩm du lịch tâm linh mà cả du lịch lễ hội, trải nghiệm.

Ví dụ, từ một lòng hồ rất nhỏ, Khu du lịch Tam Chúc nay đã có hồ nước ngọt hơn 600 ha. Du khách có thể ngồi thuyền thưởng thức trà chiều và thăm quan cảnh quan lòng hồ. Sản phẩm trà chiều là sản phẩm mới có thể kết hợp với sản phẩm thiền chuông tại sân điện Tam thế đầy mới lạ.

Từ năm 2023, đón đầu xu hướng du lịch chữa lành, trải nghiệm, thiền, Khu du lịch Tam Chúc đã xây dựng khu cắm trại ngoài tháp chuông, phù hợp cho giới trẻ.

Đặc biệt, trên các du thuyền, Khu du lịch Tam Chúc cũng có thể tổ chức các bữa tiệc cao cấp đáp ứng nhu cầu của khách inbound có thời gian khám phá Khu du lịch lâu và khả năng chi trả cao.

Khu du lịch Tam Chúc còn có khách sạn Khách Xá quy mô 160 phòng, tương đương 4 sao, có phòng Tổng thống. Phòng Hội nghị tại Khách Xá có sức chứa 400 chỗ, có phòng Tổng thống, đáp ứng được nhu cầu của các đoàn khách du lịch MICE.

Có thể nói, sản phẩm du lịch của Khu du lịch Tam Chúc rất đa dạng, mang tính chất tổng hợp các loại hình du lịch thể thao, tâm linh, văn hoá, tín ngưỡng… Gần đây, Khu du lịch tổ chức giải chạy Sacombank quy mô 3.000 – 5.000 người. Trước đây, Khu du lịch được tín nhiệm giao nhiệm vụ tổ chức nhiều sự kiện trọng đại mang tính Quốc tế như Đại lễ Vesak 2019; Tuần lễ văn hóa kỷ niệm 50 năm quan hệ Việt Nam - Nhật Bản,…

Khu du lịch Tam Chúc có các phòng hội nghị với sức chứa từ 100 - 2000 người, được trang bị hiện đại với màn LED, âm thanh, ánh sáng tiêu chuẩn và internet tốc độ cao, cùng đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp. Vì thế, đây là địa điểm lý tưởng để tổ chức các tour du lịch MICE.

Không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ

Ở phần hỏi đáp, ông Trịnh Việt Dũng, Giám đốc Asiana Travel cho rằng Khu du lịch Tam Chúc nằm trên cung đường du lịch Hà Nội – Hà Nam – Ninh Bình, Hà Nội – Hà Nam – Hạ Long (Quảng Ninh), Hà Nội – Hà Nam Pù Luông (Thanh Hóa) – Mai Châu (Hòa Bình) nên là địa điểm tiềm năng để phát triển xây dựng một số sản phẩm phục vụ khách nước ngoài. Vậy thì Khu du lịch Tam Chúc có dự định như thế nào để hấp dẫn du khách quốc tế?

Trả lời câu hỏi này, ông Trần Thanh Sáng cho biết, ngay từ khi bắt đầu xây dựng, Khu du lịch Tam Chúc đã có quy hoạch xây dựng các dòng sản phẩm, hoạt động trải nghiệm khác nhau phù hợp nhiều đối tượng khách hàng khi đến khu du lịch rộng lớn như thế này. Và tất cả các hoạt động trải  nghiệm đó đều có chủ đích và đối tượng khách rõ nét.

“Tương lai 5 đến 10 năm tới, chúng tôi đang hướng đến những thị trường châu Á như Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan… là những thị trường khách quan tâm đến du lịch tâm linh. Những sản phẩm mới như thiền chuông, thiền trà cũng hướng đến thu hút khách Hàn Quốc. Đây là những sản phẩm sẽ đồng hành không thể tách rời sản phẩm du lịch tâm linh.

Đặc biệt, Khu du lịch Tam Chúc đã xây dựng được cơ sở hạ tầng quy mô lớn 1.400 ha trên tổng thể 5.000 ha đã đưa vào sử dụng. Hệ thống nhà hàng sức chứa buffet có thể lên tới 3.000 người 1 ngày. Đây là thế mạnh không phải khu du lịch nào cũng đáp ứng được.

Cùng với quy mô ngày càng được mở rộng, chất lượng các sản phẩm, dịch vụ cũng được đầu tư xứng tầm. Khu du lịch Tam Chúc cũng đang phân tích, chọn lọc khách hàng cho phù hợp với khả năng chi tiêu để xây dựng các sản phẩm cao cấp hơn nữa, phục vụ ngày càng nhiều dòng khách cao cấp đến với Khu du lịch Tam Chúc. Hy vọng lớn nhất của Khu du lịch Tam Chúc là xóa được giới hạn giữa mùa cao điểm và mùa thấp điểm.

Trả lời câu hỏi của ông Nguyễn Văn Tài, Giám đốc VietSense Travel về việc đơn vị lữ hành sẽ nhận được những chính sách ưu đãi nào để có thể hấp dẫn khách hàng về giá hoặc dịch vụ gia tăng. Bởi lẽ, Khu du lịch Tam Chúc gần các thị trường khách nguồn như Hà Nội, khách hoàn toàn có thể tự đi? Ông Trần Thanh Sáng thông tin, ngay sau Tọa đàm, Công ty Du lịch dịch vụ Chân Tâm sẽ có chính sách ưu đãi rõ ràng gửi bằng văn bản, bằng hợp đồng nguyên tắc và mức chiết khấu hấp dẫn cho từng sản phẩm tới các doanh nghiệp lữ hành.

Bên cạnh đó, để tạo thuận lợi cho khách hàng, đặc biệt là các doanh nghiệp lữ hành, Khu du lịch Tam Chúc đang chuyển đổi số hệ thống booking và thanh toán onine. Đơn vị lữ hành chỉ cần nạp tiền vào ví của từng doanh nghiệp do Khu du lịch Tam Chúc cấp tài khoản để thao tác mua vé, thanh toán, giúp giảm nhiều khâu thủ tục hành chính trong tương lai gần. Đồng thời, vào mùa cao điểm, khách đoàn đi theo công ty lữ hành sẽ có đường riêng và được ưu tiên trải nghiệm thay vì phải xếp hàng chờ đợi theo thứ tự.

Phát biểu tại Hội nghị, ông Nguyễn Tuấn Anh, Phó chủ tịch CLB Lữ hành Unesco Hà Nội đề nghị các doanh nghiệp tham gia đoàn famtrip cùng hành động, quảng bá nhiều hơn về du lịch Hà Nam cũng như đưa thêm nhiều khách hàng đến với Khu du lịch Tam Chúc nói riêng, Hà Nam nói chung.

Ngoài Tọa đàm “Kết nối toàn diện sản phẩm Tam Chúc 2024-2025”, trong chương trình Khảo sát, giới thiệu sản phẩm du lịch và Hội nghị xúc tiến đầu tư phát triển du lịch Hà Nam 2024, Đoàn hơn 200 đại biểu đại diện các doanh nghiệp lữ hành và cơ quan báo chí đã khảo sát nhiều điểm đến, dịch vụ nổi bật ở tỉnh Hà Nam như: Chùa Cây Thị, Vương cung thành đường Sở Kiện, sân Golf Thiên Đường và tổ hợp khách sạn 5 sao do Tập đoàn BRG đầu tư tại huyện Kim Bảng; thưởng thức “Trà chiều du thuyền” trên lòng hồ Lục Nhạc; tham gia trải nghiệm chương trình Thiền Chuông, dâng hương tại điện Tam Thế, thăm quan, khảo sát sản phẩm khu Camping và nông trại Tam Chúc.Sáng 18/10/2024, các đại biểu sẽ tham gia Hội nghị Xúc tiến đầu tư phát triển du lịch Hà Nam năm 2024, do UBND tỉnh Hà Nam tổ chức.

Khu du lịch chùa Tam Chúc được mệnh danh là "Vịnh Hạ Long trên cạn" nhờ cảnh đẹp hoang sơ, kỳ vĩ, nơi khoác trên mình vẻ ngút ngàn và đẹp như cõi mộng. Đến đây, du khách đến sẽ cảm nhận được sự thuần khiết, thanh bình và yên ả đến lạ thường mà hiếm nơi nào có được.

Khu du lịch chùa Tam Chúc được mệnh danh là "Vịnh Hạ Long trên cạn" nhờ cảnh đẹp hoang sơ, kỳ vĩ, nơi khoác trên mình vẻ ngút ngàn và đẹp như cõi mộng. Đến đây, du khách đến sẽ cảm nhận được sự thuần khiết, thanh bình và yên ả đến lạ thường mà hiếm nơi nào có được.

Nằm cách trung tâm Hà Nội khoảng 60km, cách thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam chừng 12km về phía Tây, khu du lịch

tọa lạc trên mảnh đất Ba Sao, huyện Kim Bảng, trên tuyến quốc lộ 21A tiếp giáp với tỉnh Hòa Bình, Ninh Bình và thành phố Hà Nội. Nơi đây được Thủ tướng công nhận là Khu du lịch trọng điểm quốc gia theo Quyết định số 201/QĐ-TTG ngày 22/01/2013. Đặc biệt,

sẽ là nơi đăng cai Đại lễ Vekas năm 2019 (Đại hội Phật giáo thế giới) tổ chức vào tháng 5/2019 và cũng là thời điểm Chùa được khánh thành giai đoạn I.